Đặc sản Quy Nhơn, ăn gì ở Quy Nhơn

Bánh xèo Quy Nhơn được làm từ bột gạo thêm chút bột nghệ và nước cốt dừa để tạo màu và vị béo ngậy. Nhân bánh được làm từ những con tôm đất nhỏ còn sống nhảy tanh tách. Bánh xèo Quy Nhơn được đổ trong những khuôn nhỏ, vừa ăn. Khi ăn bánh có vị ngọt, vừa giòn vừa chua để lại dư vị khó quên cho những ai đã một lần được thưởng thức.
Bánh xèo Quy Nhơn được làm từ bột gạo thêm chút bột nghệ và nước cốt dừa để tạo màu và vị béo ngậy. Nhân bánh được làm từ những con tôm đất nhỏ còn sống nhảy tanh tách. Bánh xèo Quy Nhơn được đổ trong những khuôn nhỏ, vừa ăn. Khi ăn bánh có vị ngọt, vừa giòn vừa chua để lại dư vị khó quên cho những ai đã một lần được thưởng thức.

Các địa điểm ăn món Bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn

Chả cá là món đặc sản nức tiếng của thành phố biển Quy Nhơn. Đặc biệt chả cá ở đây không chỉ được làm từ các loại cá tươi mà nước dùng còn được nấu từ xương cá, tạo hương vị đặc trưng rất riêng cho món ăn. Chả cá Quy Nhơn thường ăn kèm với tương ớt được pha chế đặc biệt chỉ ở đất Bình Định mới có.
Chả cá là món đặc sản nức tiếng của thành phố biển Quy Nhơn. Đặc biệt chả cá ở đây không chỉ được làm từ các loại cá tươi mà nước dùng còn được nấu từ xương cá, tạo hương vị đặc trưng rất riêng cho món ăn. Chả cá Quy Nhơn thường ăn kèm với tương ớt được pha chế đặc biệt chỉ ở đất Bình Định mới có.

Các địa điểm ăn món Bún chả cá Quy Nhơn

Sở dĩ có tên gọi song thằn vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nhiều người đọc trại thành bún song thần. Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh.
Sở dĩ có tên gọi song thằn vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nhiều người đọc trại thành bún song thần. Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh.

Các địa điểm ăn món Bún song thằn Quy Nhơn

Gỏi cá chình được chế biến rất công phu, để có món gỏi ngon người ta phải chọn đươc những con cá chình còn tươi sống. Công đoạn chế biến khá cầu kỳ và kỳ công. Gỏi cá chình được ăn kèm với bánh tráng nướng, chấm nước mắm gừng.
Gỏi cá chình được chế biến rất công phu, để có món gỏi ngon người ta phải chọn đươc những con cá chình còn tươi sống. Công đoạn chế biến khá cầu kỳ và kỳ công. Gỏi cá chình được ăn kèm với bánh tráng nướng, chấm nước mắm gừng.

Các địa điểm ăn món Gỏi cá chình Quy Nhơn

Mực ngào Quy Nhơn là một trong những món ăn ngon của vùng biển Quy Nhơn. Những con khô mực ngào ớt óng ả hấp dẫn cho những buổi nhâm nhi vào những ngày mưa. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của ớt tương, chút vị mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo Bạn ăn vào sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món này.
Mực ngào Quy Nhơn là một trong những món ăn ngon của vùng biển Quy Nhơn. Những con khô mực ngào ớt óng ả hấp dẫn cho những buổi nhâm nhi vào những ngày mưa. Khô mực ngào ớt có vị cay cay của ớt tương, chút vị mặn, chút vị ngọt của mực, đảm bảo Bạn ăn vào sẽ nhớ mãi hương vị rất độc đáo của món này.

Các địa điểm ăn món Mực ngào Quy Nhơn

Ai về Vinh Thạnh quê em,
ăn nem chợ Huyện, đêm xem hát tuồng.

Muốn mua nem chợ huyện chính gốc bạn nên chạy xe về Tuy Phước.
Thôn Vinh Thạnh thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước) không chỉ nổi tiếng với hậu tổ tuồng Đào Tấn, mà còn nổi tiếng với món “nem chợ Huyện”. Có thể nói, nem chợ Huyện là tinh hoa, là đặc sản của thú ẩm thực của mỗi người dân nơi đây. Nem chợ Huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt. Thịt ở đây được chọn lựa rất kỹ và phải là thịt heo cỏ. Thịt nạc được giã nhuyễn, ướp với nước mắm ngon gói lá vông ta ở trong, và nhiều lớp lá chuối bên ngoài để vài ngày mới lấy ra ăn, hương vị rất thơm và ngon.

Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay. Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông, nhưng nem được gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được 3 ngày thì nem đến độ chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.

Nem chợ Huyện có thể ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn độc mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi ăn được chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước mắm pha loãng với đậu phộng giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm quanh quánh ngọt đậm đà.
Ai về Vinh Thạnh quê em,
ăn nem chợ Huyện, đêm xem hát tuồng.

Muốn mua nem chợ huyện chính gốc bạn nên chạy xe về Tuy Phước.
Thôn Vinh Thạnh thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước) không chỉ nổi tiếng với hậu tổ tuồng Đào Tấn, mà còn nổi tiếng với món “nem chợ Huyện”. Có thể nói, nem chợ Huyện là tinh hoa, là đặc sản của thú ẩm thực của mỗi người dân nơi đây. Nem chợ Huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt. Thịt ở đây được chọn lựa rất kỹ và phải là thịt heo cỏ. Thịt nạc được giã nhuyễn, ướp với nước mắm ngon gói lá vông ta ở trong, và nhiều lớp lá chuối bên ngoài để vài ngày mới lấy ra ăn, hương vị rất thơm và ngon.

Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay. Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông, nhưng nem được gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được 3 ngày thì nem đến độ chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.

Nem chợ Huyện có thể ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn độc mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi ăn được chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước mắm pha loãng với đậu phộng giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm quanh quánh ngọt đậm đà.

Các địa điểm ăn món Nem chợ Huyện Quy Nhơn

Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 – 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 – 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.

Các địa điểm ăn món Rượu Bàu Đá Bình Định - Quy Nhơn

Tré có vị chua, ngọt, thơm dịu nguyên liệu làm Tré gồm: thịt lợn, riềng, tỏi thái mỏng, nêm gia vị cho vừa miệng ăn. Sau đó lót một lớp lá ổi, dùng một lớp rơm khô lót bên ngoài và bó cho thật chặt. Tré được ủ 2 – 3 ngày sẽ chín; các gia vị thấm vào thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng, cộng với vị riềng, tỏi lên men rất thơm ngon, quyến rũ.
Tré có vị chua, ngọt, thơm dịu nguyên liệu làm Tré gồm: thịt lợn, riềng, tỏi thái mỏng, nêm gia vị cho vừa miệng ăn. Sau đó lót một lớp lá ổi, dùng một lớp rơm khô lót bên ngoài và bó cho thật chặt. Tré được ủ 2 – 3 ngày sẽ chín; các gia vị thấm vào thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng, cộng với vị riềng, tỏi lên men rất thơm ngon, quyến rũ.

Các địa điểm ăn món Tré Quy Nhơn

Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quy Nhơn

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.