Đặc sản Tây Ninh, ăn gì ở Tây Ninh

Đến Tây Ninh, bạn đừng quên dừng chân ở thị trấn Trảng Bàng, ghé vào thưởng thức các món ăn đã nổi danh trên đất Trảng Bàng một tô bánh canh giò heo.Tô bánh canh bốc khói với nước lèo trong veo, lăn tăn hoa mỡ nóng bỏng khi húp thử, vị ngọt đậm đà tinh tế của xương hầm, gạo thơm, hành lá, gia vị, tiêu cay hòa quyện với sợi bánh canh Trảng Bàng mềm, dai của chất gạo dẻo , cùng những lát thịt mềm ngọt hấp dẫn.

Bánh canh ở đây làm từ gạo ngon vừa dai, vừa thơm lại mềm mướt. Nước lèo ngọt mùi xương và cộng hưởng gia vị tạo thành vị thanh nhẹ. Ngoài ra, những thành phần khác như rau sống, giá trụng, ớt tươi, chanh… tất cả hòa quyện với nhau cho ra món ăn cuốn hút.
Đến Tây Ninh, bạn đừng quên dừng chân ở thị trấn Trảng Bàng, ghé vào thưởng thức các món ăn đã nổi danh trên đất Trảng Bàng một tô bánh canh giò heo.Tô bánh canh bốc khói với nước lèo trong veo, lăn tăn hoa mỡ nóng bỏng khi húp thử, vị ngọt đậm đà tinh tế của xương hầm, gạo thơm, hành lá, gia vị, tiêu cay hòa quyện với sợi bánh canh Trảng Bàng mềm, dai của chất gạo dẻo , cùng những lát thịt mềm ngọt hấp dẫn.

Bánh canh ở đây làm từ gạo ngon vừa dai, vừa thơm lại mềm mướt. Nước lèo ngọt mùi xương và cộng hưởng gia vị tạo thành vị thanh nhẹ. Ngoài ra, những thành phần khác như rau sống, giá trụng, ớt tươi, chanh… tất cả hòa quyện với nhau cho ra món ăn cuốn hút.

Các địa điểm ăn món Bánh Canh Trảng Bàng Tây Ninh

Bánh tráng me với những bịch mắm me, hành phi thơm lừng, đậu phộng, muối ớt dành cho người thích tiện lợi cũng hấp dẫn lắm. Chỉ một bịch với các thành phần chuẩn bị sẵn, người ăn cứ thế trộn lẫn các gói gia vị, làm thành nước chấm cay, ngọt ngọt, chua chua để chấm chung với bánh tráng dẻo và dai, ngon khó tả.

Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, đậu phộng rang giã đôi… và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp. Người ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mình có thể tùy nghi gia giảm các gói gia vị để pha chế thành một thứ nước chấm. Sau đó, gỡ từng tờ bánh tráng deo dẻo kia ra và cuốn lại, chấm… cứ thế mà vừa nhai, vừa nuốt, vừa… hít hà! Cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, vị mặn mặn của bánh tráng, của tôm, cái béo giòn của đậu phộng rang… tạo nên một thứ hương vị quyến rũ khó thể nào quên.
Bánh tráng me với những bịch mắm me, hành phi thơm lừng, đậu phộng, muối ớt dành cho người thích tiện lợi cũng hấp dẫn lắm. Chỉ một bịch với các thành phần chuẩn bị sẵn, người ăn cứ thế trộn lẫn các gói gia vị, làm thành nước chấm cay, ngọt ngọt, chua chua để chấm chung với bánh tráng dẻo và dai, ngon khó tả.

Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, đậu phộng rang giã đôi… và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp. Người ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mình có thể tùy nghi gia giảm các gói gia vị để pha chế thành một thứ nước chấm. Sau đó, gỡ từng tờ bánh tráng deo dẻo kia ra và cuốn lại, chấm… cứ thế mà vừa nhai, vừa nuốt, vừa… hít hà! Cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, vị mặn mặn của bánh tráng, của tôm, cái béo giòn của đậu phộng rang… tạo nên một thứ hương vị quyến rũ khó thể nào quên.

Các địa điểm ăn món Bánh tráng me Tây Ninh

Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc Trảng Bàng bấy lâu nay đã thành một món đặc sản của đất Tây Ninh mà mọi người đều yêu thích. Bánh tráng phơi sương là thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu của người Trảng Bàng. Bánh tráng được làm bằng bột xay ra từ gạo “Nàng Miên” của Tây Ninh, tráng hai lớp, hai lần, thêm chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng bành dày hơn các loại bánh tráng khác.

Loại bánh tráng này rất đặc biệt khi tráng có hai mặt, hai lớp. Bánh phải được nướng lên không cháy,không trở màu mà vẫn giữ được màu trắng trinh nguyên. Bánh làm chín rồi phải đem phơi sương một đêm mới dùng được. Sau khi phơi sương bánh trở nên dẽo nhưng không mất độ dòn cần thiết của cái bánh tráng.

Thịt để cuốn bánh là thịt chân giò vừa có bì, có mỡ, phần nạc ăn ngon, không bị bở. Nước tương chấm thịt cuốn cũng rất ngon vừa miệng, tạo nên sự khác biệt với các món cuốn khác. Bánh tráng cuốn chung với rau sống, rau sông, dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua … Chiếc bánh mềm mà không ướt, dẻo vừa phải để cuốn rau thịt mà không sợ bị rách…trong hơi lửa nồng nàn của mớ vỏ đậu mà vẫn trắng ngần, được phơi sương trở thành mềm mại dịu dàng, cảm nhận những ngọt bùi chua chát của món ăn ngon tuyệt.
Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc Trảng Bàng bấy lâu nay đã thành một món đặc sản của đất Tây Ninh mà mọi người đều yêu thích. Bánh tráng phơi sương là thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu của người Trảng Bàng. Bánh tráng được làm bằng bột xay ra từ gạo “Nàng Miên” của Tây Ninh, tráng hai lớp, hai lần, thêm chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng bành dày hơn các loại bánh tráng khác.

Loại bánh tráng này rất đặc biệt khi tráng có hai mặt, hai lớp. Bánh phải được nướng lên không cháy,không trở màu mà vẫn giữ được màu trắng trinh nguyên. Bánh làm chín rồi phải đem phơi sương một đêm mới dùng được. Sau khi phơi sương bánh trở nên dẽo nhưng không mất độ dòn cần thiết của cái bánh tráng.

Thịt để cuốn bánh là thịt chân giò vừa có bì, có mỡ, phần nạc ăn ngon, không bị bở. Nước tương chấm thịt cuốn cũng rất ngon vừa miệng, tạo nên sự khác biệt với các món cuốn khác. Bánh tráng cuốn chung với rau sống, rau sông, dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua … Chiếc bánh mềm mà không ướt, dẻo vừa phải để cuốn rau thịt mà không sợ bị rách…trong hơi lửa nồng nàn của mớ vỏ đậu mà vẫn trắng ngần, được phơi sương trở thành mềm mại dịu dàng, cảm nhận những ngọt bùi chua chát của món ăn ngon tuyệt.

Các địa điểm ăn món Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn thịt Tây Ninh

Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ dân dã, thơm ngon của món ăn.

Món ăn này có thành phần chính là bánh tráng phơi sương được cắt sợi và muối tôm Tây Ninh; bên cạnh đó là các nguyên liệu như ớt tương, xoài, rau răm, khô bò, dầu, đậu phộng, trứng cút… Tất cả trộn lẫn vào nhau, tạo thành một món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Bánh mềm nhưng vẫn dai, ngọt ngọt chua chua, có vị thịt bò mặn mà, đậu phộng rang bùi, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cảm giác ngon miệng từ vị cay của ớt tương và rau răm thái nhỏ.
Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ dân dã, thơm ngon của món ăn.

Món ăn này có thành phần chính là bánh tráng phơi sương được cắt sợi và muối tôm Tây Ninh; bên cạnh đó là các nguyên liệu như ớt tương, xoài, rau răm, khô bò, dầu, đậu phộng, trứng cút… Tất cả trộn lẫn vào nhau, tạo thành một món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Bánh mềm nhưng vẫn dai, ngọt ngọt chua chua, có vị thịt bò mặn mà, đậu phộng rang bùi, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cảm giác ngon miệng từ vị cay của ớt tương và rau răm thái nhỏ.

Các địa điểm ăn món Bánh tráng trộn Tây Ninh

Bò tơ Củ Chi từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân vùng đất này. Giống bò được chăn thả với số lượng lớn trên những cánh đồng cỏ nơi đây mang đến hương vị đầy khác biệt. Những chú bò non tơ (còn gọi là con bê) được chế biến thành rất nhiều món ngon đặc sản, nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến món bò tơ nướng. Miếng thịt được tẩm ướp vừa vị nướng trên bếp than hoa tỏa mùi thơm nghi ngút khiến bạn phải cồn cào ngồi đợi và thỏa mãn khi thưởng thức.

Theo nhiều thực khách thì những quán bò tơ Củ Chi cũng được mở rộng ra nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM nhưng chỉ khi ăn ở Tây Ninh mới mang lại hương vị đặc trưng riêng đến vậy.
Bò tơ Củ Chi từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân vùng đất này. Giống bò được chăn thả với số lượng lớn trên những cánh đồng cỏ nơi đây mang đến hương vị đầy khác biệt. Những chú bò non tơ (còn gọi là con bê) được chế biến thành rất nhiều món ngon đặc sản, nhưng ngon nhất vẫn phải kể đến món bò tơ nướng. Miếng thịt được tẩm ướp vừa vị nướng trên bếp than hoa tỏa mùi thơm nghi ngút khiến bạn phải cồn cào ngồi đợi và thỏa mãn khi thưởng thức.

Theo nhiều thực khách thì những quán bò tơ Củ Chi cũng được mở rộng ra nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM nhưng chỉ khi ăn ở Tây Ninh mới mang lại hương vị đặc trưng riêng đến vậy.

Các địa điểm ăn món Bò tơ Củ Chi Tây Ninh

Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối tôm. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi.

Tây Ninh không có biển nhưng đã cho ra đời một loại muối thơm ngon, trở thành đặc sản của vùng đất chỉ có nắng và gió. Nguyên liệu chính của loại gia vị độc đáo ấy là muối và tôm qua bàn tay chế biến khéo léo của những người dân Tây Ninh cần cù sáng tạo đã cho ra đời loại muối tôm được nhiều người ưa chuộng, hương vị vượt xa nhiều loại muối tương tự ở các vùng cận biển vốn được thiên nhiên ưu ái khác. Muối tôm không chỉ gồm muối và tôm. Các công đoạn làm cũng mất nhiều thời gian và công sức nên muối khá đắt. Các chị các mẹ làm loại muối này còn phải tính tỉ lệ của nhiều thành phần: tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, muối, ớt, bột nêm… rồi cho vào xay đều, rang và phơi cho muối dậy mùi thơm.

Muối tôm Tây Ninh thường được dùng làm món chấm cho các loại trái cây, nhất là những loại có vị chua như: cóc, ổi, xoài… Ngoài ra, muối tôm nơi đây còn dùng để trộn chung với bánh tráng được xắt nhỏ và các loại rau khác tạo thành món bánh tráng trộn được rất nhiều bạn trẻ ưa thích.
Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối tôm. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi.

Tây Ninh không có biển nhưng đã cho ra đời một loại muối thơm ngon, trở thành đặc sản của vùng đất chỉ có nắng và gió. Nguyên liệu chính của loại gia vị độc đáo ấy là muối và tôm qua bàn tay chế biến khéo léo của những người dân Tây Ninh cần cù sáng tạo đã cho ra đời loại muối tôm được nhiều người ưa chuộng, hương vị vượt xa nhiều loại muối tương tự ở các vùng cận biển vốn được thiên nhiên ưu ái khác. Muối tôm không chỉ gồm muối và tôm. Các công đoạn làm cũng mất nhiều thời gian và công sức nên muối khá đắt. Các chị các mẹ làm loại muối này còn phải tính tỉ lệ của nhiều thành phần: tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, muối, ớt, bột nêm… rồi cho vào xay đều, rang và phơi cho muối dậy mùi thơm.

Muối tôm Tây Ninh thường được dùng làm món chấm cho các loại trái cây, nhất là những loại có vị chua như: cóc, ổi, xoài… Ngoài ra, muối tôm nơi đây còn dùng để trộn chung với bánh tráng được xắt nhỏ và các loại rau khác tạo thành món bánh tráng trộn được rất nhiều bạn trẻ ưa thích.

Các địa điểm ăn món Muối Tôm Tây Ninh

Món nem dùng được cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn này cũng là một trong những đặc sản của Tây Ninh. Nem bưởi dễ ăn và tiện lợi. Chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, cay cả ớt và tiêu và mùi đặc trưng khó lẫn làm nên đặc trưng của nem bưởi.

Những người dân Tây Ninh tài tình lắm khi loại bỏ được vị đắng của vỏ bưởi và biến nó thành thứ đồ ăn phổ biến. Nhìn những chiếc nem màu tươi rói, được gói như nem thịt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên lắm khi biết thành phần của nó.Nguyên liệu chính làm nên món này là vỏ bưởi và đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp với nhiều phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá vông nem, chùm ruột, lá chuối…
Món nem dùng được cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn này cũng là một trong những đặc sản của Tây Ninh. Nem bưởi dễ ăn và tiện lợi. Chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, cay cả ớt và tiêu và mùi đặc trưng khó lẫn làm nên đặc trưng của nem bưởi.

Những người dân Tây Ninh tài tình lắm khi loại bỏ được vị đắng của vỏ bưởi và biến nó thành thứ đồ ăn phổ biến. Nhìn những chiếc nem màu tươi rói, được gói như nem thịt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên lắm khi biết thành phần của nó.Nguyên liệu chính làm nên món này là vỏ bưởi và đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp với nhiều phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá vông nem, chùm ruột, lá chuối…

Các địa điểm ăn món Nem Bưởi Tây Ninh

Ốc xu sống trên núi Bà có hình dáng gần giống loài ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ hơn. Người dân ở đây cho rằng, ốc này ăn vào không những ngon vì thịt dai mà còn có tác dụng chữa nhức mỏi khá tốt. Ốc bắt về chỉ rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại khác và đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, hấp sả, xào me, xào tỏi.
Ốc xu sống trên núi Bà có hình dáng gần giống loài ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ hơn. Người dân ở đây cho rằng, ốc này ăn vào không những ngon vì thịt dai mà còn có tác dụng chữa nhức mỏi khá tốt. Ốc bắt về chỉ rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại khác và đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, hấp sả, xào me, xào tỏi.

Các địa điểm ăn món Ốc Xu Núi Bà Tây Ninh

Khu ăn nhậu dọc bờ sông (dân địa phương gọi là khu đường Gia Long). Ốc núi + thằn lằn núi là món đặc sản nên thường là quán nào cũng có.
Món từ Thằn lằn núi Bà Đen được nhiều người xưng tụng là “đệ nhất ẩm thực” ở Tây Ninh. Thằn lằn núi thuộc họ tắc kè và được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu nâu nhạt, con to nhất cũng bằng cườm tay. Khác với các loại tắc kè khác, thằn lằn núi chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc Nam nên thịt dai, thơm, bổ dưỡng. Với đặc tính này, thằn lằn núi không chỉ là món ăn chơi mà còn là món ăn bồi bổ.

Thịt thằn lằn núi có thể chế biến nhiều món khác nhau như băm nhỏ, xào với tiêu xanh và lá lốt ăn cùng bánh tráng. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn, ăn cùng các loại rau như xà lách, cà chua, dưa leo, rau thơm… và mắm me. Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Món từ Thằn lằn núi Bà Đen được nhiều người xưng tụng là “đệ nhất ẩm thực” ở Tây Ninh. Thằn lằn núi thuộc họ tắc kè và được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu nâu nhạt, con to nhất cũng bằng cườm tay. Khác với các loại tắc kè khác, thằn lằn núi chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc Nam nên thịt dai, thơm, bổ dưỡng. Với đặc tính này, thằn lằn núi không chỉ là món ăn chơi mà còn là món ăn bồi bổ.

Thịt thằn lằn núi có thể chế biến nhiều món khác nhau như băm nhỏ, xào với tiêu xanh và lá lốt ăn cùng bánh tráng. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn, ăn cùng các loại rau như xà lách, cà chua, dưa leo, rau thơm… và mắm me. Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Các địa điểm ăn món Thằn Lằn Núi Bà Đen Tây Ninh

Khu ăn nhậu dọc bờ sông (dân địa phương gọi là khu đường Gia Long). Ốc núi + thằn lằn núi là món đặc sản nên thường là quán nào cũng có.
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Tây Ninh

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.