Ở hai bờ của dòng Đăkbla, là cây cầu treo Kon Klor hùng vĩ và hoang sơ. Từ cây cầu này, bạn có thể đến với làng văn hoá Kon K’tu. Dân làng nơi đây cho đến nay vẫn lưu giữ những bộ cồng chiêng và đội múa Xoang đặc sắc trong văn hóa của những nhà dài, nhà sàn. Đó chính là lý do vì sao có đến hơn 50 lượt khách đến đây vào mỗi năm để khám phá.
Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả của mảnh đất Tây Nguyên.
Địa chỉ Cầu treo Kon Klor:
Năm 1932, chùa Bác Ái đã được khởi công xây dựng trên ngọn đồi vốn là rừng già. Khi ấy chùa được làm bằng mầm trỉ, mè tre, vách đất, mái lợp ngói vảy. Chính vua Bảo Đại, đã sắc phong cho nơi đây là "Sắc tứ Bác ái tự" kèm theo hai câu đối "Kon Tum thắng cảnh Đại Nam nhất thống dĩ lai - Bác Ái danh lam Bảo Đại bát niêm y thỉ".
Chùa Tổ Đình Bác Ái cũng được Nam Phương hoàng hậu cúng đại hồng chung vào năm 1933. Hiện nay, chùa tọa lạc trên khuôn viên tỏa mát hương cây trái, là nơi mà nhiều du khách cũng như Phật tử bốn phương tìm về
Địa chỉ Chùa Bác Ái:
Đối với nhiều người đi du lịch việc chụp chung với những cột mốc địa danh là một kỷ niệm đáng nhớ. Chính vì vậy cột mốc ngã 3 biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia tại cửa khẩu Bờ Y là địa điểm thu hút khách du lịch.
Địa chỉ Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia:
Đây đã từng là căn cứ mạnh nhất của nguỵ quân Sài Gòn, một chiến trường ác liệt nhất của Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong khu di tích hiện nay có tổng cộng 15 phân khu di tích đa dạng về văn hóa, sinh thái, lịch sử, với điểm nhất nổi bật là khu tượng đài.
Địa chỉ Khu di tích chiến thắng Đak Tô :
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 20ºC nên Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên. Bao quanh Măng Đen là những cánh rừng bạt ngàn với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: sơn dương, hươu, chim trĩ, trăn...; pơ mu, trầm dó, quế… Đặc biệt, nơi đây còn có rừng thông đỏ và thông pơ mu có tuổi đời 30 - 70 được trồng hai bên đường đèo Măng Đen.
Điều kiện khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp để trồng các loại nông sản, vì vậy ở đây có một khu vườn thực nghiệm trồng nhiều loại rau và hoa xứ lạnh. Bên cạnh đó còn có vườn thú nuôi nhiều loại thú rừng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách như: heo rừng, nai, gà, nhím…
Ngoài ra, Măng Đen còn có nhiều hồ nước trong xanh như: Toong Zơri, Toong Pô, Toong Đam... và nhiều thác còn nguyên vẻ hoang sơ như: Paish, Dakke, Lô Ba. Đến đây, du khách có thể du thuyền trên hồ ngắm phong cảnh thơ mộng xung quanh, câu cá, tắm thác hay ghé nhà rông bên hồ để hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông, Xơ đăng, Hrê. Cư dân bản địa nơi đây vẫn còn lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng biệt cùng nhiều lễ hội đặc sắc.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia “Con đường di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế giới của 2 nước Lào và Campuchia.
Với tiềm năng phong phú và đa dạng, Măng Đen là một trong 3 khu vực phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh Kon Tum. Khu vực này đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành khu du lịch quốc gia với 11 cụm, điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hấp dẫn, phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Địa chỉ Khu du lịch sinh thái Măng Đen :
Từ thành phố trung tâm, đi về hướng Tây Nam theo đường Phan Đình Phùng bạn sẽ đến Di tích lịch sử quốc gia ngục Kon Tum. Đây là nơi đã giam giữ chiến sĩ yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 1930 - 1931.
Hiện tại di tích này bao gồm: nhà truyền thống, nhà tưởng niệm, nhà đón tiếp, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đăk bla lộng gió.
Địa chỉ Nhà ngục Kon Tum:
Nhà rông Kon Klor, nhà rông lớn nhất Kon Tum, biểu tượng của ăn hoá các tộc người ở Tây Nguyên. Nhà có chiều dài hơn 17m, chiều cao 22m và chiều rộng hơn 6m. Với kiểu nhà rông điển hình lợp bằng nứa, tre, lá và làm tỉ mỉ bằng gỗ đến từng chi tiết, nhà rông Kon Klor thật đáng để làm nơi du khách khám phá văn hoá của đồng bào nơi đây.
Địa chỉ Nhà rông Kon Klor:
Nhà thờ Gỗ Kom Tum chính là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, được xây dựng từ năm 1913, nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Công trình này là sản phẩm kết hợp giữa lối kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn của người Ba Na với vật liệu hết sức gần gũi là gỗ khiến đây trở thành một công trình tôn giáo nhưng mang đậm chất Tây Nguyên.
Kiến trúc bên trong nhà thờ khá ấn tượng, mang dáng vẻ uy nghiêm vốn có của các nhà thờ phong cách Châu Âu. Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, may, thêu.
Cách Nhà Thờ Gỗ một con đường, bên đường Trần Hưng Đạo là Tòa Giám Mục Kon Tum, hay còn được gọi là Chủng viện Thừa Sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935. Đây cũng là một công trình kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Phương Tây hiện đại và lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Trong khuôn viên có bức tượng Đức Mẹ Mang Gùi, hình ảnh Đức Mẹ trong dáng dấp Tây Nguyên rất đặc trưng. Khi vào thăm Tòa Giám Mục, các bạn không nên bỏ qua Bảo tàng văn hóa các dân tộc anh em ở Bắc Tây Nguyên. Bảo tàng mở cửa từ 7h30-11h, 14h-17h, hoàn toàn miễn phí.
Địa chỉ Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ):
Đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi cao thứ hai Việt Nam (cao 2.605 m), nơi giáp ranh của 3 huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Đăk Glei (Kon Tum). Ẩn chứa trong đó là nhiều điều huyền bí chưa có lời giải đáp.
Dãy Ngọc Linh là đường phân thủy của hai hệ thống sông: một chảy sang phía Tây có sông Sê San chảy sang Campuchia, góp nước cho sông Mê Kông, một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông Cái (đầu nguồn sông Vu Gia), sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.
Gần đầu phía Bắc của dãy núi (dưới chân ngọn Ngọc Lum Heo) có đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam, tới thị trấn Đăk Glei. Phía Nam có đường quốc lộ 24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ thị xã Kon Tum qua thị trấn Kon Plong sang tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường nhỏ (đường 672), chạy vào núi theo hướng Đăk Tô - Tu Mơ Rông.
Địa chỉ Núi Ngọc Linh :
Con sông Đăk bla hiền hoà vắt ngang thành phố trung tâm Kon Tum như một dải lụa rũ mang đến phù sa cho sự phát triển nông nghiệp trong vùng cũng như tạo ra cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ thu hút nhiều du khách trong những năm gần đây.
Địa chỉ Sông Đăk bla:
Vào năm 1935, Chủng viện thừa sai Kon Tum đã được khởi công xây dựng với lối kiến trúc hài hoà giữa phong cách phương Tây và kiến trúc của dân bản điạ. Ngoài trụ sàn xi măng cốt thép ra, toàn bộ chủng viện đều được dựng lên từ các loại gỗ quý rất bền và thách thức cả thời gian.
Trong khuôn viên chủng viện có hai hàng cây sứ cổ thụ nằm sóng đôi hai bên lối vào càng làm tăng vẻ yên tĩnh và cổ kính cho nơi này. Điểm đặc biệt nơi đây đó là sự tồn tại của căn nhà truyền thống, một bảo tàng nhỏ về văn hoá và các dụng cụ sinh hoạt, nông cụ của người bản địa. Đây có lẽ là điểm đến mà không du khách nào muốn bỏ qua khi đến Kon Tum.
Chủng viện đóng cửa vào ngày thứ 3, còn lại mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần.
Địa chỉ Tòa Giám mục Kon Tum/ Chủng viện thừa sai Kon Tum:
Trong số các vườn quốc gia hiện nay thì Chư Mom Rây là vườn có tính đa dạng sinh học thuộc vào loại cao nhất. Theo đó, trong tổng diện tích trên 56.000ha, Chư Mom Rây là nhà của hơn 1.500 loài thực vật với 131 loài có nguy cơ tuyệt chủng (phong lan, ngành hạt trần...) và hơn 2.000 loài thực vật quý hiếm như trắc, cẩm lai, thông tre, kim giao…
Về động vật, hiện nay, Chư Mom Rây có khoảng 452 loài với 115 loài thú, 276 loài chim, 44 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư. Trong đó, 114 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Điều đặc biệt nơi đây chính là cánh đồng cỏ - thung lũng Ja Book đã trở thành nơi sinh sống của nhiều loài thú ăn thịt quý hiếm như: beo lửa, gấu ngựa, bò tót, trâu rừng, …
Với những giá trị sinh học hiếm có này, vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN vào năm 2004.
Địa chỉ Vườn quốc gia Chư Mom Rây :