Chùa Keo rất nổi tiếng. Đó là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam toạ lạc trên một khoảng đất rộng 58.000m² với quy mô bề thế gồm 17 công trình, trong đó có 128 gian xây dựng theo kiểu Nội công ngoại quốc. Từ xa, gác chuông độc đáo bằng gỗ của chùa Keo nổi bật giữa nền xanh của đồng lúa bạt ngàn như điểm tô thêm hương sắc cho vùng quê lúa Thái Bình.
Ngoài ra, trong chùa còn có những bộ thờ quý như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi lớn và ba vỏ ốc lóng lánh như thể dát vàng tương truyền là của thiền sư Không Lộ.
Hằng năm, cứ vào ngày mồng 4 tháng Giêng âm lịch, chùa Keo lại có lễ hội xuân tưng bừng. Sang tháng 9 âm lịch, vào các ngày 13, 14, 15 lại có lễ hội mùa thu. Đây đều là những dịp thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách đến tham dự.
Địa chỉ Chùa Keo Thái Bình:
Đền Tiên La thờ Bát Nàn Tướng Quân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc phương Bắc. Đền có quy mô lớn, gồm nhiều công trình có kiến trúc đẹp, như Tòa điện bái đường và thượng điện được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long - lân - quy - phượng, đan xen với thông - trúc - cúc - mai tinh xảo và bắt mắt. Lễ hội đền Tiên La từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, diễn ra sôi nổi và thu hút đông khách thập phương về với du lịch Thái Bình..
Địa chỉ Đền Tiên La:
Biển Đồng Châu là bãi biển đẹp nhất của miền Bắc với không khí trong lành và lộng gió quanh năm.
Khu du lịch biển Đồng Châu rộng hàng chục km2 bao gồm cả bờ biển thuộc xã Đông Minh; cửa Lân và hai đảo biển Cồn Thủ, Cồn Vành. Riêng tâm điểm của khu du lịch, bãi biển Đồng Châu đã kéo dài đến 5km với các khu nghỉ dưỡng, bãi tắm lớn nhỏ và hệ thống khách sạn cao cấp phục vụ du khách. Từ đây, chỉ cần theo tàu, bạn có thể đến được Cồn Thủ, Cồn Vành nằm giữa biển khơi.
Nếu như Cồn Thủ có những rặng phi lao rì rào, những hàng thông xanh réo gọi và những bãi tắm đầy chất thơ với hàng loạt các trò giải trí hấp dẫn thì Cồn Vành lại thu hút du khách bởi nét đẹp hoang sơ của khu rừng ngập mặn với các loài chim quý hiếm.
Đến Đồng Châu, chẳng những là dịp để du khách tận hưởng cuộc sống yên bình như một nốt lặng giữa bộn bề mà còn được khám phá rất điều thú vị khác về thiên nhiên muôn màu.
Địa chỉ Khu du lịch biển Đồng Châu:
Cồn Đen nằm cách đất liền 3km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40km về phía Tây. Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.
Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về.Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước. Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.
Địa chỉ Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen:
Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá. Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng.
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Bạn có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa... Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành.
Địa chỉ Khu du lịch sinh thái Cồn Vành:
Làng Hới có nghề dệt chiếu lâu đời và được nhiều người biết đến không chỉ ở Thái Bình, mà cả ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. Đặc biệt, ở làng Hới chưa có gia đình nào thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp. Người ta chỉ dệt chiếu trong 8 tháng mỗi năm, còn 4 tháng thì làm ruộng. Những người thợ khéo léo của làng Hới còn tìm cách dệt ra nhiều loại sản phẩm mới như là loại chiếu dệt sợi dọc bằng sợi vải, viền mép (biên) bằng vải... nhờ đó đến giờ vẫn được ưa chuộng ở nhiều nơi.
Địa chỉ Làng dệt chiếu Hới:
Nhà thờ Bác Trạch ở huyện Tiền Hải, khởi công năm 2006, khánh thành năm 2013, chi phí xây dựng ước tính khoảng 60 tỷ. Nhà thờ cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km, được xây dựng theo kiến trúc Gothic với nhiều ô cửa, nhiều tháp nhọn, vòm cung nhọn.
Đây được coi là nhà thờ vào loại đẹp nhất Việt Nam, là tuyệt tác kiến trúc của Thái Bình, một kỳ công về kiến trúc Gothic, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.
Địa chỉ Nhà thờ Bác Trạch:
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
Hai ngọn tháp cao 46m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa. Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.
Địa chỉ Nhà thờ Chính tòa Thái Bình:
Cách thủ đô Hà Nội 110km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.
Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất.
Địa chỉ Ruộng muối Diêm Điền: