Chùa Hang nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Ngọn núi đứng giữa có tên Huyền Vũ, hai bên là hai ngọn Thanh Long - Bạch Hổ vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m, diện tích chân núi khoảng 2,7ha.
Qua tam quan Chùa Hang, hai bên trái phải có hai tượng Hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Trong hang có nhiều ngóc ngách, dân gian ví rằng có đường lên trời, đường xuống âm phủ, và có cửa trước sau nên không khí thông thoáng, cảnh quan u tịch thâm nghiêm.
Vào sâu chùa Hang càng rộng dần, trên vòm là những nhũ đá buông rũ, dưới nền có nhiều cột đá vươn cao như trụ chống trời, vách hang còn có các nhũ đá nhô ra, tạo thành các bệ thờ tự nhiên... Đặc biệt, trên vách đá vẫn còn lưu bút tích thơ phú bằng chữ hán có từ thời Lê Sơ - Hậu Nguyễn.
Hiện nay, chùa Hang đã được trùng tu và xây dựng thêm các công trình như: Chính điện Tam Bảo, tam quan nội, tam quan ngoại, lầu chuông, lầu trống… Và tương lai gần sẽ mở rộng thêm: nhà thờ tổ, giảng đường hoằng pháp, bảo tháp, thiền viện chuyên tu, trung tâm từ thiện, sân bãi để phục vụ lễ hội...
Địa chỉ Chùa Hang Thái Nguyên:
Đứng trên đỉnh dãy núi Tam Đảo sẽ thấy hai ngọn núi Văn, núi Võ sừng sững giữa cánh đồng xã Ký Phú và Văn Yên. Được biết, đây là quê hương của anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú, một trong 18 người dự Hội thề Lũng Nhai khi xưa.
Hiện quần thể di tích Núi Văn - Núi Võ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia và được đầu tư xây dựng tôn tạo, mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính của người dân quê hương ông nói riêng và hậu thế nói chung, tưởng nhớ công lao, ân đức to lớn của người anh hùng dân tộc - danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú.
Địa chỉ Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn - Núi Võ Thái Nguyên:
Những đồi chè xanh mướt khiến khung cảnh nơi đây càng thêm thơ mộng. Du khách sẽ được tận hưởng không gian trong lành, thưởng thức những tách trà với màu nước xanh, hương vị thơm tự nhiên, có vị chát dịu khi mới uống, nhưng sau thấy vị ngọt lắng sâu khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ mê mẩn, không thể nào quên được.
Địa chỉ Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên:
Thắng cảnh Linh Sơn còn có tên Linh Sơn động. Động Linh Sơn thuộc xã Linh Nham, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Động nằm trong núi Hột, ngọn núi đá vôi đứng tách hẳn các bản làng, khu dân cư của huyện Đồng Hỷ.
Linh Sơn động có lòng hang rất rộng, có thể chứa được cả ngàn người, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, động đã là nơi đóng quân, để kho tàng của một số cơ quan đơn vị bộ đội của tỉnh, liên khu phục vụ kháng chiến.
Địa chỉ Động Linh Sơn Thái Nguyên:
Hang Phượng Hoàng nằm ở trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách Thàng phố Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Suối Mỏ Gà Núi Phượng Hoàng, hang Phượng Hoàng, hang Suối Mỏ Gà là một quần thể thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp.
Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá. Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng. Sau khi du khách vãn cảnh trên núi Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang Mỏ Gà là nơi dừng chân nghỉ ngơi, rửa chân tay, tắm mát nhất là những ngày hè, thời tiết nóng bức.
Địa chỉ Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà Thái Nguyên:
Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được nhắc đến nhiều khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 và 2008 được tổ chức ở Thái Nguyên.
Hồ Núi Cốc thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về hướng Tây Nam. Khu du lịch Núi Cốc có hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú “Sơn thuỷ hữu tình” đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo.
Khu du lịch hồ Núi Cốc được xây dựng trên một khuôn viên rộng có những cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành mát mẻ, xung quanh hồ là những dãy núi, cây rừng bao phủ và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình phảng phất một chút sắc màu huyền thoại. Đứng trước hồ du khách có thể cảm nhận được sự mênh mông của nước hồ, sự bao la của đất trời. Hồ Núi Cốc giống như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu tất cả mọi vật, tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn lúc hiện.
Địa chỉ Hồ Núi Cốc:
Ngày nay tại ATK còn rất nhiều di tích về nơi ở và là việc của Bác, đây là nơi ghi lại nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ngày 06/12/1953, ở đồi Tỉn Keo, bộ chính trị đã họp thông qua kế hoạch tác chiến, triển khai chiến dịch Đông Xuân để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu. Những sắc lệnh quan trọng cũng được ký và ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... giảm tô và cải cách ruộng đất... ATK cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc ngoại giao của nước Việt Nam thời bấy giờ.
Địa chỉ Khu du lịch ATK Định Hoá Thái Nguyên:
Thác Nậm Rứt theo tiếng Tày có nghĩa là mưa rơi trong khi người khác lại gọi là Nậm Dứt. Sở dĩ có tên gọi này vì vào những ngày tạnh ráo chỉ có một dòng thác nhỏ đổ từ vách đá cao xuống sông Thần Sa. Còn sau những trận mưa to, đặc biệt vào mùa hè, xen giữa dòng thác lớn Nậm Rứt dài hàng trăm mét đổ xuống từ độ cao trên 50m là nhiều dòng thác nhỏ phun từ kẽ đá như vòi hoa sen rắc những hạt nước li ti.
Dưới ánh sáng mặt trời, cả dòng thác được khúc xạ thành vô số những cầu vồng đủ màu sắc chiếu rọi xuống dòng sông Thần Sa trong xanh. Tiếng nước réo rắt giao hòa với âm hưởng vang vọng của vách đá tạo thành một bản nhạc rừng khá thú vị.
Địa chỉ Thác Nặm Rứt (Thác mưa rơi) Thái Nguyên: