Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là "đầu nguồn". Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 - 1945. Đây là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước vào ngày 28/01/1941. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 - 19/5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó.
Những địa danh trong cụm di tích:
- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
- Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
- Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
- Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
- Pò Đoi - Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.
- Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).
- Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là "đầu nguồn". Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 - 1945. Đây là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước vào ngày 28/01/1941. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 - 19/5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó.
Những địa danh trong cụm di tích:
- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
- Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
- Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
- Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
- Pò Đoi - Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.
- Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).
- Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.