Những địa điểm du lịch ở Hà Nam

Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km. Chỉ vỏn vẹn hơn 300 mẫu nhưng ao Dong có đầy đủ vẻ đẹp như các địa danh đá vôi nổi tiếng ở Tam Cốc, Tràng An (Ninh Bình). Không ai biết cái tên ao Dong có từ đâu, nhưng nhiều người cho rằng tên gốc là “rong” vì có nhiều rong rêu, sau đó đọc sai thành “Dong”. Nước Ao Dong trong vắt một màu, ngồi trên thuyền bạn có thể nhìn thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội, và các thảm thực vật nhiều màu sắc kỳ lạ dưới đáy ao.

Trên các sườn núi bao quanh Ao Dong không chỉ có chim và cò trắng mà còn có cả một số loài thú nhỏ và sơn dương. Ở đây chỉ có một ngôi nhà nhỏ bên núi của người trông coi ao. Bạn sẽ phải thuê thuyền và trả phí tham quan. Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòa bóng. Mùa nước lên thuyền không thể đi vào hang do nước ngập kín cửa. Bạn sẽ cảm nhận rõ rệt bức tranh sơn thủy hoang sơ mà lãng mạn. Cùng với không gian thoáng đãng và khí hậu mát mẻ, đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên.
Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km. Chỉ vỏn vẹn hơn 300 mẫu nhưng ao Dong có đầy đủ vẻ đẹp như các địa danh đá vôi nổi tiếng ở Tam Cốc, Tràng An (Ninh Bình). Không ai biết cái tên ao Dong có từ đâu, nhưng nhiều người cho rằng tên gốc là “rong” vì có nhiều rong rêu, sau đó đọc sai thành “Dong”. Nước Ao Dong trong vắt một màu, ngồi trên thuyền bạn có thể nhìn thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội, và các thảm thực vật nhiều màu sắc kỳ lạ dưới đáy ao.

Trên các sườn núi bao quanh Ao Dong không chỉ có chim và cò trắng mà còn có cả một số loài thú nhỏ và sơn dương. Ở đây chỉ có một ngôi nhà nhỏ bên núi của người trông coi ao. Bạn sẽ phải thuê thuyền và trả phí tham quan. Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòa bóng. Mùa nước lên thuyền không thể đi vào hang do nước ngập kín cửa. Bạn sẽ cảm nhận rõ rệt bức tranh sơn thủy hoang sơ mà lãng mạn. Cùng với không gian thoáng đãng và khí hậu mát mẻ, đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên.

Địa chỉ Ao Dong - Hang Luồn

Một cụm thắng cảnh nằm tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Đây là dãy núi nằm bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công tạo thành thế núi hình sông lạ mắt và kỳ thú. Khu quần thể du lịch này hàng năm đón hàng triệu khách du lịch ghé thăm. Xưa kia nơi đây được coi là thắng cảnh của trấn Sơn Nam, gồm có 8 ngôi chùa và một ngôi đền được sắp xếp theo thuyết ngũ hành trong đó một vài thắng cảnh đã bị hủy hoại bởi chiến tranh.
Một cụm thắng cảnh nằm tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Đây là dãy núi nằm bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công tạo thành thế núi hình sông lạ mắt và kỳ thú. Khu quần thể du lịch này hàng năm đón hàng triệu khách du lịch ghé thăm. Xưa kia nơi đây được coi là thắng cảnh của trấn Sơn Nam, gồm có 8 ngôi chùa và một ngôi đền được sắp xếp theo thuyết ngũ hành trong đó một vài thắng cảnh đã bị hủy hoại bởi chiến tranh.

Địa chỉ Bát cảnh sơn

Hà Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như làng nghệ trống Đọi Sơn, làng nghề kho cá Nhân Hậu, làng thêu An Hòa, làng dệt lụa Nha Xá, làng mây tre đan Ngọc Động. Bạn có thể kết hợp tham quan và tìm hiểu làng nghề cùng với các địa danh khác để hành trình khám phá Hà Nam được thuận tiện hơn.
Hà Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như làng nghệ trống Đọi Sơn, làng nghề kho cá Nhân Hậu, làng thêu An Hòa, làng dệt lụa Nha Xá, làng mây tre đan Ngọc Động. Bạn có thể kết hợp tham quan và tìm hiểu làng nghề cùng với các địa danh khác để hành trình khám phá Hà Nam được thuận tiện hơn.

Địa chỉ Các làng nghề truyền thống

Vốn nổi danh như một vùng nông trang trù phú, cụm danh thắng Đọi Sơn mang tới cho bạn sự bình yên cũng như thoải mái khi một lần đặt chân. Ghé thăm nơi này, bạn hãy dạo bước tới núi Đọi để phóng tấm mắt bao quát khung cảnh rộng lớn xung quanh hay vãn cảnh chùa Đọi để thưởng thức hương vị thơm mát của chè xanh trên núi.
Vốn nổi danh như một vùng nông trang trù phú, cụm danh thắng Đọi Sơn mang tới cho bạn sự bình yên cũng như thoải mái khi một lần đặt chân. Ghé thăm nơi này, bạn hãy dạo bước tới núi Đọi để phóng tấm mắt bao quát khung cảnh rộng lớn xung quanh hay vãn cảnh chùa Đọi để thưởng thức hương vị thơm mát của chè xanh trên núi.

Địa chỉ Cụm danh thắng Đọi Sơn

Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông (1373-1377) đã cho lập đền thờ trên núi, đền thờ này bị nhà Nguyễn phá vào năm Tân Dậu (1801) và cho xây lại ở thôn Châu như vị trí hiện nay. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, tục truyền trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quần ở trên, vua Trần Thái Tông đã lập hành cung và Trần Đế Nghiễn cho quân vận chuyển tiền đồng về cất giấu năm 1379 ở nơi đây. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng (ngày 01 tháng 6 năm 1925).
Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông (1373-1377) đã cho lập đền thờ trên núi, đền thờ này bị nhà Nguyễn phá vào năm Tân Dậu (1801) và cho xây lại ở thôn Châu như vị trí hiện nay. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, tục truyền trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quần ở trên, vua Trần Thái Tông đã lập hành cung và Trần Đế Nghiễn cho quân vận chuyển tiền đồng về cất giấu năm 1379 ở nơi đây. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng (ngày 01 tháng 6 năm 1925).

Địa chỉ Động Phúc Long

Nằm tại thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, ngôi nhà Bá Kiến là một trong những địa chỉ được nhiều người lui tới khi ghé qua Hà Nam. Sở dĩ nơi đây nhận được nhiều ưu ái đến vậy vì ngôi nhà từng là nguyên tác cho nơi ở của Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Hiện nay, những gì còn lại chỉ là ngôi nhà 3 gian và đôi chum hứng nước trước sân. Bên cạnh ngôi nhà Bá Kiến, thôn Nhân Hậu còn nổi tiếng với nghề kho cá và trồng chuối ngự. Vì thế bạn còn có thể đi bộ quanh làng để tìm hiểu thêm về nghề kho cá.
Nằm tại thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, ngôi nhà Bá Kiến là một trong những địa chỉ được nhiều người lui tới khi ghé qua Hà Nam. Sở dĩ nơi đây nhận được nhiều ưu ái đến vậy vì ngôi nhà từng là nguyên tác cho nơi ở của Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Hiện nay, những gì còn lại chỉ là ngôi nhà 3 gian và đôi chum hứng nước trước sân. Bên cạnh ngôi nhà Bá Kiến, thôn Nhân Hậu còn nổi tiếng với nghề kho cá và trồng chuối ngự. Vì thế bạn còn có thể đi bộ quanh làng để tìm hiểu thêm về nghề kho cá.

Địa chỉ Ngôi nhà Bá Kiến

Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh khoảng 100m. Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng. Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Đáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675- 1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh.
Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh khoảng 100m. Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng. Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Đáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675- 1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh.

Địa chỉ Núi Ngọc - chùa Bà Đanh

Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Hà Nam

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.