Rượu Mai Hạ Mai Châu
Người Hoà Bình không ai lạ gì rượu Mai Hạ vốn nức tiếng thơm ngon khắp tỉnh và các vùng lân cận. Đâu đâu ở Hoà Bình người ta cũng gọi rượu Mai Hạ là đặc sản. Rượu Mai Hạ – rượu cũng được chưng cất từ men lá, không bị pha trộn gì thêm nguyên liệu từ bên ngoài ngoài việc pha nước rượu đầu và rượu cuối, rượu đặc, rót ra đĩa sứ đốt cháy xanh lè như cồn, ai quen độ và men của rượu ngoại mới chịu được không thì nóng ran cả cổ họng, rượu này chủ yếu dùng để ngâm thuốc, rất tốt.
Rượu rượu mai hạ Mai Hạ trong đến độ không thể trong hơn, chỉ cần lắc nhẹ, tăm rượu như bám chắc lấy cổ chai, hồi lâu mới chịu tan. Chưa cần đưa chén rượu chạm môi, hương rượu đã thơm nồng lan toả. Rượu Mai Hạ Hương rượu tan trong không gian thoáng rộng nhà sàn, hương rượu chạm vào khứu giác và khi hít sâu vào buồng phổi, ta như được “uống” no nê, say tràn hương rừng, hương đất. Chưa uống mà đã say cái tình của người Mai Hạ hiếu khách.
Rượu Mai Hạ nói chung có thể có thể đạt tới trên năm mươi độ rượu. Rượu nặng nhưng không “xóc”. Mới nhấp vào đầu lưỡi đã lan nhanh xuống họng. Chỉ một chút rượu mà đã thấy lòng dạ xốn xang. Uống rượu Mai Hạ không thể không nhẩn nha, càng không thể uống theo kiểu “nốc ao”.
Bí quyết nấu loại rượu Mai Hạ thơm ngon “có một không hai” nằm ở cách làm men lá. Nguyên liệu làm men tối thiểu phải có 9 loại lá cây rừng (bà con nơi đây thường gọi là “lá thơm”), gồm: ổi, bưởi, chuông, nhòng nhạnh, hồng bì, ngựt mèo, chịch choóc, phá noộc, cú đin… Trộn hỗn hợp lá đã nghiền với 2 loại củ gừng và giềng đã bào nhuyễn. Trộn đều và theo tỷ lệ nhất định. Ủ khoảng 3 ngày mới thành men. Trộn nguyên liệu (sắn đã đồ hoặc nấu chín) với men, xoa con giống (tức bánh men giống) và nặn thành bánh men. Ủ tiếp khoảng 3 ngày cho đến khi bánh men lên màu trắng đục. Chưng cất bằng nồi chuyên dụng. Hơi rượu đọng thành giọt rồi từ từ theo đường dẫn chảy vào chai.
Các địa điểm ăn món Rượu Mai Hạ Mai Châu