“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.
Món bê thui còn nổi tiếng bởi mắm và rau sống ăn kèm. Mắm nêm thường được lựa chọn bởi những vùng chài làm mắm nổi tiếng, pha thêm các gia vị như tỏi,ớt, gừng sao cho đậm đà vừa ăn. Rau ăn kèm với bê thui cũng rất phong phú, bao gồm loại rau quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…
Ăn bê thui đúng điệu là trải tấm bánh tráng, thêm vài miếng thịt với chuối chát, khế chua, rau sống, cuốn tròn lại rồi chấm với mắm nêm đậm đà.
“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.
Món bê thui còn nổi tiếng bởi mắm và rau sống ăn kèm. Mắm nêm thường được lựa chọn bởi những vùng chài làm mắm nổi tiếng, pha thêm các gia vị như tỏi,ớt, gừng sao cho đậm đà vừa ăn. Rau ăn kèm với bê thui cũng rất phong phú, bao gồm loại rau quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…
Ăn bê thui đúng điệu là trải tấm bánh tráng, thêm vài miếng thịt với chuối chát, khế chua, rau sống, cuốn tròn lại rồi chấm với mắm nêm đậm đà.