Kinh nghiệm du lịch phượt Hội An

5 / 5     1 đánh giá
Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc.

Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dâ... # Xem thêm
- Khi bạn muốn vào khu vực di sản, bạn hãy mua vé ở quầy phục vụ của Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An. Với vé tham quan này, bạn được quyền thăm viếng 4 điểm, tương ứng với 4 ô trong tổng số các điểm tham quan.

- Bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc khi tham quan các di tích. Những người làm việc ở đây có thể không nói gì với bạn nhưng họ rất lấy làm khó chịu khi bạn đi đứng, nói cười tùy tiện trong di tích của họ.

- Lúc nào và bất cứ ở đâu bạn cũng phải tỏ ra sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự để không làm mất đi vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới như Hội An.
- Bạn không nên tặng quà, dù nhỏ (như bút viết, bánh kẹo hoặc tiền lẻ) cho trẻ em vì như thế bạn đã vô tình tạo những thói quen xấu cho các em.

- Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm vì có thể bạn phải trả công cho họ mà vẫn không biết qua những thứ bạn mua sắm.

- Nếu bạn là người mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua một thứ gì đó, dù nhỏ. Làm như thế, bạn đã tạo được niềm tin cho người bán hàng rằng chị (anh) ấy sẽ mua may bán đắt trong ngày.

Giá vé tham quan đô thị cổ Hội An
- Khách nội địa: 80.000đ/ người/ lượt.
- Khách nước ngoài : 120.000đ/ người/ lượt.
Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên, liên hệ thuyết minh viên tại nơi bán vé.
Vé có thời hạn trong 24 giờ, được thăm quan 3 điểm tuỳ chọn và cảnh quan phố cổ.

Nếu đi taxi ra mấy quán ở biển Cửa Đại để ăn Hải Sản thì chỉ bảo lái xe cho đến gần chỗ đó rồi bạn tự vào, hỏi giá cụ thể và xem menu đầy đủ. Nếu không bạn có thể tự thuê xe máy hoặc đạp xe đạp ra đó nếu đi tự túc được. Nên cảnh giác nếu đi taxi ra Cửa Đại ăn Hải Sản.
Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vào thời gian này mưa ít, thời tiết dễ chịu. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

- Ngày 14 âm lịch hàng tháng: Vô cùng tuyệt vời, vô cùng thú vị nếu bạn đến Hội An vào thời điểm này. Bởi vào ngày cận rằm này, tất cả các gia đình ở phố cổ Hội An sẽ tắt hết đèn điện và thắp đèn lồng. Do đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng đẹp huyền bí mà bình thường chỉ thấy trên TV. Không chỉ vậy, những lễ hội, những màn văn nghệ đặc sắc sẽ không làm bạn ân hận vì đã đến Hội An vào khoảng thời gian này.

- Tháng 2 đến tháng 4: Vào khoảng thời gian này, thời tiết ở Hội An đặc biệt mát mẻ và dễ chịu. Rất thích hợp cho những ai muốn đến đây để nghỉ ngơi, thư giãn.

- Tháng 5 đến tháng 7: Đây là thời điểm gần kết thúc mùa khô ở Hội An, thời tiết rất tuyệt vời để bạn đi biển và Cù Lao Chàm.

- Tháng 10 đến tháng 12: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác bơi thuyền trong phố cổ Hộ An thì hãy đến đây vào khoảng thời gian này. Bởi đây là lúc bắt đầu mùa mưa ở Hội An và phố cổ ngập chìm trong nước, do đó mà người dân phải đi lại bằng thuyền. Nhưng nếu đi vào thời gian này thì hãy chắc chắn rằng kế hoạch du lịch của bạn sẽ bị các cơn mưa cản trở. Cho nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi đi vào thời gian này nhé.
   Đà Nẵng
Xe máy từ Đà Nẵng
Từ Đà Nẵng về Hội An bằng xe máy các bạn có thể di chuyển theo hai hướng chính:
1. Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.
2. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.

Xe khách từ Đà Nẵng
# Xem thông tin các xe Khách từ Đà Nẵng đến Hội An tại đây.

Taxi tại Đà Nẵng
Taxi Sông Hàn Điện thoại: 0511.3.655.655
Hương Lúa Taxi Điện thoại: 0511.3.828.282
Mai Linh Taxi Điện thoại: 0511.3.525.252
Airport Taxi Điện thoại: 0511.3.825.555

   Hà Nội
Xe khách từ Hà Nội

   Hà Nội /Hồ Chí Minh
Máy bay từ Hà Nội /Hồ Chí Minh
Do Hội An không có ga tàu, bến xe, sân bay nên mọi việc di chuyển đều phải tập trung ở Đà Nẵng. Và chạy thêm khoảng 30km từ Đà Nẵng để đến Hội An. Nếu đủ thời gian và điều kiện bạn có thể ở lại du ngoạn thành phố Đà Nẵng trẻ và năng động.

Toàn bộ các hãng hàng không nội địa Vietnam Airlines, VietJetAir, Jetstar đều có đường bay tới Đà Nẵng. Và thường xuyên có khuyến mãi về giá vé đến Đà Nẵng. Nếu du khách đi máy bay từ sân bay Nội Bài hoặc sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Đà Nẵng sẽ mất 90 phút. (Sân bay nằm ngay gần trung tâm thành phố, bạn đi taxi chỉ khoảng 50,000đ là tới chân cầu sông Hàn). Giá vé máy bay thường giao động khoảng 600.000đ - 2.200.000đ một vé, tùy hãng hàng không và loại vé du khách chọn.

Đặt vé máy bay đến Đà Nẵng tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hồ Chí Minh
Xe khách từ Hồ Chí Minh

Phương tiện đi lại tại Hội An khá đa dạng và phong phú. Để khám phá khu phố cổ Hội An và các khu vực lân cận phố cổ Hội An bạn có thể:

Đi bộ
Đi bộ là hình thức đi lại phổ biến nhất khi tham quan và khám phá phố cổ Hội An. Bạn nên sử dụng bản đồ để việc đi lại thuận lợi hơn. Các tuyến đường bên trong phố cổ như Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo…là thuận tiện nhất cho du khách đi bộ. Các ngày trong tuần Hội An đều tổ chức phố đi bộ dành cho du khách, tất cả các phương tiện có động cơ đều bị cấm.
Đường Nguyễn Phúc Chu nằm ở bờ bên kia của phố cổ là con đường đi bộ mới của Hội An, đây có khu vực vườn tượng và rất nhiều nhà hàng, quán ăn tấp nập. Xen kẽ là những cửa hàng bán đồ lưu niệm.

Xe đạp, xe máy
Có thể thuê xe máy, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ.
Giá tham khảo: thuê xe đạp: 30.000đ/ ngày; thuê xe gắn máy (xe số): 100.000đ – 150.000đ/ ngày; thuê xe gắn máy (xe tay ga): 200.000đ/ ngày.

Xe xích lô
Đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường phố tại Hội An.

Taxi
Taxi Mai Linh tại Hội An. Điện thoại: 0510.392.9292
Taxi Mai Linh tại Tam Kỳ. Điện thoại: 0510.383.8383
Taxi Hội An tại Hội An. Điện thoại: 0510.391.9919
Taxi Faifo tại Hội An. Điện thoại: 0510.391.9191

Tàu, thuyền
Với một số điểm du lịch như: khám phá Hội An bằng thuyền, đi Cù Lao Chàm việc đi thuyền, tàu là đều bắt buộc. Du khách đến cảng Cửa Đại sau đó mua vé tàu để ra cù lao Chàm. Hoặc tại khu vực chùa Cầu cũng có các các thuyền gỗ nhỏ nhận chở du khách đi dọc sông Thu Bồn, chi phí thì du khách tự thỏa thuận với chủ ghe.
Bánh bao - Bánh vạc Hội An

Bánh bao - Bánh vạc Hội An

Địa điểm, quán ăn món Bánh bao - Bánh vạc Hội An
1 137 /images/foods/banh-bao-anh-vac-hoi-an.jpg Bánh bao - Bánh vạc Hội An
Bánh bèo Hội An

Bánh bèo Hội An

Địa điểm, quán ăn món Bánh bèo Hội An
2 140 /images/foods/banh-beo-hoi-an.jpg Bánh bèo Hội An
Bánh đập – hến xào Hội An

Bánh đập – hến xào Hội An

Địa điểm, quán ăn món Bánh đập – hến xào Hội An
3 138 /images/foods/banh-dap-hen-xao-hoi-an.jpg Bánh đập – hến xào Hội An
Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) Hội An

Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) Hội An

Địa điểm, quán ăn món Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) Hội An
4 144 /images/foods/banh-trang-banh-cuon-banh-uot-hoi-an.jpg Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt) Hội An
Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An

Địa điểm, quán ăn món Bánh xèo Hội An
5 143 /images/foods/banh-xeo-hoi-an.jpg Bánh xèo Hội An
Cao Lầu Hội An

Cao Lầu Hội An

Địa điểm, quán ăn món Cao Lầu Hội An
6 135 /images/foods/cao-lau-hoi-an.jpg Cao Lầu Hội An
Chè bắp Hội An

Chè bắp Hội An

Địa điểm, quán ăn món Chè bắp Hội An
7 139 /images/foods/che-bap-hoi-an.jpg Chè bắp Hội An
Cơm gà Hội An

Cơm gà Hội An

Địa điểm, quán ăn món Cơm gà Hội An
8 136 /images/foods/com-ga-hoi-an.jpg Cơm gà Hội An
Hoành thánh Hội An

Hoành thánh Hội An

Địa điểm, quán ăn món Hoành thánh Hội An
9 142 /images/foods/hoanh-thanh-hoi-an.jpg Hoành thánh Hội An
Mì Quảng Hội An

Mì Quảng Hội An

Địa điểm, quán ăn món Mì Quảng Hội An
10 141 /images/foods/mi-quang-hoi-an.jpg Mì Quảng Hội An
0 10
132 https://www.yong.vn/Content/images/travels/bien-an-bang.jpg Biển An Bàng Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km.

Ở An Bàng chỉ mới phát triển các dịch vụ đơn giản với một vài homestay dành cho khách du lịch. Dù đã bắt đầu đón khách du lịch biết đến và ghé qua trong vài năm nay, An Bàng vẫn giữ được nét yên bình và hoang sơ vốn có. Đường biển trải dài với những cồn cát mịn. Sóng ở đây không quá to, êm đềm vỗ về bãi biển. Không ồn ã như Cửa Đại, khách đến tắm biển thoải mái nằm dài trên ghế đọc sách, tắm nắng và thưởng thức những món ăn ngon mgay trên bãi biển. Biển vắng và yên tĩnh, xa xa là đảo Cù Lao Chàm. Khi mặt trời lên cao, bạn có thể trú trong những mái lợp lá dừa tránh nắng và nằm dài cả ngày không chán.

Ở An Bàng vẫn có những quán hải sản, quán nước mà bạn chỉ đi bộ qua thôi là sẽ có người chạy ra mời mọc bạn nhưng đừng bị những lời ngọt ngào đó mê hoặc nhé. Bởi lẽ chỉ cần đi bộ xa xa một chút thôi (thường thì là đi từ cửa chính vào sẽ rẽ tay trái) là bạn sẽ tìm thấy những quán bar xinh xắn do người nước ngoài mở. Dấu hiệu của chúng thường là những chiếc bean bag đủ màu, những chiếc chòi nho nhỏ với gối đệm rực rỡ được bày biện trên bãi cát. Đặc biệt, ở An Bàng còn rất nhiều quán bar cho mượn hoặc thuê ván lướt sóng nữa.
Hai Bà Trưng, Cẩm An, tp. Hội An, Quảng Nam Hai Bà Trưng, Cẩm An, tp. Hội An, Quảng Nam | 15.913172, 108.341203
133 https://www.yong.vn/Content/images/travels/bien-cua-dai.jpg Biển Cửa Đại Bãi biển Cửa Đại nằm cách phố cổ Hội An 5 km về phía Đông mới được vinh danh là một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á. Với những cồn cát trắng chạy dài, nước màu lam ngọc và nắng vàng, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá, một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính là loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực,... Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông.

Đặc biệt, biển Cửa Đại buổi sáng còn màu xanh lục nhạt, đến chiều thì đã chuyển thành màu xanh ngọc bích đậm, điều đó càng tăng vẻ quyến rũ của biển, xa xa là vệt mây ôm choàng đỉnh núi, những con sóng tung tăng đuổi bắt nhau và nắng điểm tô thêm màu vàng của cát.

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để bạn đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh, những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn và thoải má hơn.
Bãi biển Cửa Đại, tp. Hội An, Quảng Nam Bãi biển Cửa Đại, tp. Hội An, Quảng Nam | 15.897786, 108.367198
129 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-cau.jpg Chùa Cầu Chùa cầu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hội An, Việt Nam. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Hoa. Chuyến đi của bạn sẽ mất đi ý nghĩa nếu như bạn chưa ghé thăm cây cầu này.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chuà Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719.

Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó chuacausymbol3bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loài thuỷ quái có đầu nằm ở ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Hội An, Quảng Nam Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Hội An, Quảng Nam | 15.877130, 108.325915
128 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cu-lao-cham.jpg Cù Lao Chàm Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Xem bài viết Kinh nghiệm du lịch phượt Cù Lao Chàm

Toàn bộ đảo chính có tới 7 bãi biển trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam
1. Bãi Bắc: nhiều hang động tự nhiên, ít người đến.
2. Bãi Ông: gần bãi Làng, kế bên bến tàu, có nhiều nhà hàng tấp nập vào buổi trưa, đây là bãi đông khách nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa.
3. Bãi Làng: là bến cá chứ không phải bến tắm, từ đây đi vào khu dân cư xóm Cấm của đảo.
4. Bãi Xếp: chưa khai thác du lịch nên vắng vẻ, yên tĩnh.
5. Bãi Chồng: bãi biển đẹp, có phòng tắm nước ngọt và thay đồ, có 2 bungallow đã từng là nhà hàng, hàng dừa thẳng tắp rất mát mẻ. Còn có một cái hồ với cây cầu xinh xinh bắc qua. Phí tắm ở đây là 15k nhưng không thấy có cổng thu tiền.
6. Bãi Bìm : tắm miễn phí, bãi nước trong xanh có bãi đá cho bạn tạo dáng chụp hình.
7. Bãi Hương: khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu, nên ăn hải sản ở đây vì rất tươi ngon.

Tất cả những bãi biển này rộng khoảng 20m, chiều dài từ 100 đến 300m, mỗi bãi có một đặc điểm riêng khiến du khách có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một nơi để thỏa thích vui chơi.

Thời gian thích hợp nhất nên đi Cù Lao Chàm là từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm vì thời tiết lúc này nắng ấm, biển lặng. Các tháng khác trong năm biển động, nhiều bão, tàu thuyền gần như không ra được đảo, đảo trở thành khu vực bị cô lập.

Hoặc nếu muốn tham gia vào văn hóa tín ngưỡng của cư dân trên đào thì các bạn có thể chọn đi vào dịp lễ hội như: Lễ hội Cầu Ngư (Xem bài viết Lễ hội Cầu Ngư) hay Lễ giỗ Tổ nghề Yến (Xem bài viết Lễ giỗ Tổ nghề Yến).

Ngoài homestay thì các bạn còn có 1 lựa chọn khác là cắm trại nếu đi nhóm lớn. Cắm trại ở các khu vực Bãi Ông, Bãi Hương thì có nhiều dịch vụ hỗ trợ. Nhưng nếu thích một không gian hoàn toàn mở thì các bạn có thể lựa chọn Bãi Bìm và Bãi Xếp.
Cù Lao Chàm, Việt Nam Cù Lao Chàm, Việt Nam | 15.958971, 108.507299
Dạo chơi phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An, Quảng Nam
Dạo chơi phố cổ Hội An
127 https://www.yong.vn/Content/images/travels/dao-choi-pho-co-hoi-an.jpg Dạo chơi phố cổ Hội An Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là thành phố du lịch nổi tiếng với tên thường gọi “Phố cổ Hội An”. Đến với Hội An là đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều… Khu phố cổ Hội An phô trương phong cách kiến trúc truyền thống và các di tích như Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần. Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố thu hút nhiều người đến với du lịch Hội An.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương.

Dạo chơi phố cổ bạn có thể dừng chân tại các quán cafe để cảm nhận nét bình dị và cuốn hút của phố cổ Hội An. Sau đây là các quán cafe đẹp ở Hội An mà bạn sẽ yêu ngay từ ánh nhìn đầu tiên:
1. Reaching out – 131 Trần Phú
2. Cocobox – 94 Lê Lợi
3. LE Fê Cafétéria – 69/3 Phan Châu Trinh
4. Hải cafe – 111 Trần Phú
5. Cargo – 107 Nguyễn Thái Học
6. The Chef – 166 Trần Phú
7. Gemsone Art Museum – 130 Nguyễn Thái Học
8. Mango Rooms – 111 Nguyễn Thái Học
Phố cổ Hội An, Quảng Nam Phố cổ Hội An, Quảng Nam |
Hội Quán Phước Kiến – Hội An
46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Hội Quán Phước Kiến – Hội An
134 https://www.yong.vn/Content/images/travels/hoi-quan-phuoc-kien-hoi-an.jpg Hội Quán Phước Kiến – Hội An Hội quán này do một nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. | 15.877439, 108.330326
130 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nha-co-phung-hung.jpg Nhà cổ Phùng Hưng Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.

Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.

Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.
4 Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, tp. Hội An, Quảng Nam, Việt Nam 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, tp. Hội An, Quảng Nam, Việt Nam | 15.877190, 108.32557
131 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nha-co-tan-ky.jpg Nhà cổ Tấn Ký Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, được xây dựng cách đây hơn 200 năm và được xem là ngôi nhà đẹp nhất, cổ nhất Hội An. Nội thất và những đồ cổ được chủ nhà bảo quản một cách chu đáo. Ngôi nhà mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Việt Nam.

Gỗ là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng để xây ngôi nhà, bên cạnh gỗ còn có loại đá và gạch lát. Đá đem về từ Thanh Hóa, chính loại đá ấy mới giúp cho những cột gỗ không bị mục sau từng ấy thời gian. Gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát, mùa đông ấm.

Ngôi nhà là sự kết hợp giữ các phong cách kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Xây theo kiểu kiến trúc "chồng rường giã thủ" gồm có 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên - nhân, 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hoà, không thái quá.

Năm 1985, Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
101 Nguyễn Thái Học, Minh An, tp. Hội An, Quảng Nam 101 Nguyễn Thái Học, Minh An, tp. Hội An, Quảng Nam | 15.876560, 108.329485
0 8
  Xem thông tin Biển An Bàng
Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km.

Ở An Bàng chỉ mới phát triển các dịch vụ đơn giản với một vài homestay dành cho khách du lịch. Dù đã bắt đầu đón khách du lịch biết đến và ghé qua trong vài năm nay, An Bàng vẫn giữ được nét yên bình và hoang sơ vốn có. Đường biển trải dài với những cồn cát mịn. Sóng ở đây không quá to, êm đềm vỗ về bãi biển. Không ồn ã như Cửa Đại, khách đến tắm biển thoải mái nằm dài trên ghế đọc sách, tắm nắng và thưởng thức những món ăn ngon mgay trên bãi biển. Biển vắng và yên tĩnh, xa xa là đảo Cù Lao Chàm. Khi mặt trời lên cao, bạn có thể trú trong những mái lợp lá dừa tránh nắng và nằm dài cả ngày không chán.

Ở An Bàng vẫn có những quán hải sản, quán nước mà bạn chỉ đi bộ qua thôi là sẽ có người chạy ra mời mọc bạn nhưng đừng bị những lời ngọt ngào đó mê hoặc nhé. Bởi lẽ chỉ cần đi bộ xa xa một chút thôi (thường thì là đi từ cửa chính vào sẽ rẽ tay trái) là bạn sẽ tìm thấy những quán bar xinh xắn do người nước ngoài mở. Dấu hiệu của chúng thường là những chiếc bean bag đủ màu, những chiếc chòi nho nhỏ với gối đệm rực rỡ được bày biện trên bãi cát. Đặc biệt, ở An Bàng còn rất nhiều quán bar cho mượn hoặc thuê ván lướt sóng nữa.
Địa chỉ Biển An Bàng:
  Xem thông tin Biển Cửa Đại
Bãi biển Cửa Đại nằm cách phố cổ Hội An 5 km về phía Đông mới được vinh danh là một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á. Với những cồn cát trắng chạy dài, nước màu lam ngọc và nắng vàng, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá, một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính là loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực,... Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông.

Đặc biệt, biển Cửa Đại buổi sáng còn màu xanh lục nhạt, đến chiều thì đã chuyển thành màu xanh ngọc bích đậm, điều đó càng tăng vẻ quyến rũ của biển, xa xa là vệt mây ôm choàng đỉnh núi, những con sóng tung tăng đuổi bắt nhau và nắng điểm tô thêm màu vàng của cát.

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để bạn đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh, những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn và thoải má hơn.
Địa chỉ Biển Cửa Đại:
  Xem thông tin Chùa Cầu
Chùa cầu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hội An, Việt Nam. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Hoa. Chuyến đi của bạn sẽ mất đi ý nghĩa nếu như bạn chưa ghé thăm cây cầu này.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chuà Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719.

Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó chuacausymbol3bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loài thuỷ quái có đầu nằm ở ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Địa chỉ Chùa Cầu:
  Xem thông tin Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Xem bài viết Kinh nghiệm du lịch phượt Cù Lao Chàm

Toàn bộ đảo chính có tới 7 bãi biển trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam
1. Bãi Bắc: nhiều hang động tự nhiên, ít người đến.
2. Bãi Ông: gần bãi Làng, kế bên bến tàu, có nhiều nhà hàng tấp nập vào buổi trưa, đây là bãi đông khách nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa.
3. Bãi Làng: là bến cá chứ không phải bến tắm, từ đây đi vào khu dân cư xóm Cấm của đảo.
4. Bãi Xếp: chưa khai thác du lịch nên vắng vẻ, yên tĩnh.
5. Bãi Chồng: bãi biển đẹp, có phòng tắm nước ngọt và thay đồ, có 2 bungallow đã từng là nhà hàng, hàng dừa thẳng tắp rất mát mẻ. Còn có một cái hồ với cây cầu xinh xinh bắc qua. Phí tắm ở đây là 15k nhưng không thấy có cổng thu tiền.
6. Bãi Bìm : tắm miễn phí, bãi nước trong xanh có bãi đá cho bạn tạo dáng chụp hình.
7. Bãi Hương: khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu, nên ăn hải sản ở đây vì rất tươi ngon.

Tất cả những bãi biển này rộng khoảng 20m, chiều dài từ 100 đến 300m, mỗi bãi có một đặc điểm riêng khiến du khách có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một nơi để thỏa thích vui chơi.

Thời gian thích hợp nhất nên đi Cù Lao Chàm là từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm vì thời tiết lúc này nắng ấm, biển lặng. Các tháng khác trong năm biển động, nhiều bão, tàu thuyền gần như không ra được đảo, đảo trở thành khu vực bị cô lập.

Hoặc nếu muốn tham gia vào văn hóa tín ngưỡng của cư dân trên đào thì các bạn có thể chọn đi vào dịp lễ hội như: Lễ hội Cầu Ngư (Xem bài viết Lễ hội Cầu Ngư) hay Lễ giỗ Tổ nghề Yến (Xem bài viết Lễ giỗ Tổ nghề Yến).

Ngoài homestay thì các bạn còn có 1 lựa chọn khác là cắm trại nếu đi nhóm lớn. Cắm trại ở các khu vực Bãi Ông, Bãi Hương thì có nhiều dịch vụ hỗ trợ. Nhưng nếu thích một không gian hoàn toàn mở thì các bạn có thể lựa chọn Bãi Bìm và Bãi Xếp.
Địa chỉ Cù Lao Chàm:
  Xem thông tin Dạo chơi phố cổ Hội An
Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là thành phố du lịch nổi tiếng với tên thường gọi “Phố cổ Hội An”. Đến với Hội An là đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống với các làng nghề xưa như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều… Khu phố cổ Hội An phô trương phong cách kiến trúc truyền thống và các di tích như Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần. Các món ăn cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố thu hút nhiều người đến với du lịch Hội An.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương.

Dạo chơi phố cổ bạn có thể dừng chân tại các quán cafe để cảm nhận nét bình dị và cuốn hút của phố cổ Hội An. Sau đây là các quán cafe đẹp ở Hội An mà bạn sẽ yêu ngay từ ánh nhìn đầu tiên:
1. Reaching out – 131 Trần Phú
2. Cocobox – 94 Lê Lợi
3. LE Fê Cafétéria – 69/3 Phan Châu Trinh
4. Hải cafe – 111 Trần Phú
5. Cargo – 107 Nguyễn Thái Học
6. The Chef – 166 Trần Phú
7. Gemsone Art Museum – 130 Nguyễn Thái Học
8. Mango Rooms – 111 Nguyễn Thái Học
Địa chỉ Dạo chơi phố cổ Hội An:
  Xem thông tin Hội Quán Phước Kiến – Hội An
Hội quán này do một nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống tạo dựng vào năm 1759.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Địa chỉ Hội Quán Phước Kiến – Hội An:
  Xem thông tin Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.

Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.

Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.
Địa chỉ Nhà cổ Phùng Hưng:
  Xem thông tin Nhà cổ Tấn Ký
Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, được xây dựng cách đây hơn 200 năm và được xem là ngôi nhà đẹp nhất, cổ nhất Hội An. Nội thất và những đồ cổ được chủ nhà bảo quản một cách chu đáo. Ngôi nhà mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Việt Nam.

Gỗ là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng để xây ngôi nhà, bên cạnh gỗ còn có loại đá và gạch lát. Đá đem về từ Thanh Hóa, chính loại đá ấy mới giúp cho những cột gỗ không bị mục sau từng ấy thời gian. Gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát, mùa đông ấm.

Ngôi nhà là sự kết hợp giữ các phong cách kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Xây theo kiểu kiến trúc "chồng rường giã thủ" gồm có 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên - nhân, 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hoà, không thái quá.

Năm 1985, Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Địa chỉ Nhà cổ Tấn Ký:
15.913172, 108.341203 | Biển An Bàng | Hai Bà Trưng, Cẩm An, tp. Hội An, Quảng Nam | 8 | 132 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/bien-an-bang.jpg | 0
15.897786, 108.367198 | Biển Cửa Đại | Bãi biển Cửa Đại, tp. Hội An, Quảng Nam | 8 | 133 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/bien-cua-dai.jpg | 0
15.877130, 108.325915 | Chùa Cầu | Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Hội An, Quảng Nam | 8 | 129 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-cau.jpg | 0
15.958971, 108.507299 | Cù Lao Chàm | Cù Lao Chàm, Việt Nam | 8 | 128 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cu-lao-cham.jpg | 0
15.877439, 108.330326 | Hội Quán Phước Kiến – Hội An | 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. | 8 | 134 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/hoi-quan-phuoc-kien-hoi-an.jpg | 0
15.877190, 108.32557 | Nhà cổ Phùng Hưng | 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, tp. Hội An, Quảng Nam, Việt Nam | 8 | 130 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nha-co-phung-hung.jpg | 0
15.876560, 108.329485 | Nhà cổ Tấn Ký | 101 Nguyễn Thái Học, Minh An, tp. Hội An, Quảng Nam | 8 | 131 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nha-co-tan-ky.jpg | 1

9. Bản đồ du lịch Hội An

Điểm Du Lịch
Quán ăn
Quán Cafe
L
Địa điểm của bạn
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Nam

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.

Kinh nghiệm du lịch phượt Hội An