Chư B’Lúk là một địa danh thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, là nơi có miệng núi lửa và hệ thống hang động được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, theo tiếng của đồng bào Ê Đê thì Chư B’Lúk là hang cội nguồn, Theo kết quả nghiên cứu khoa học thì hệ thống hang động Chư B’Lúk được hình thành bởi qúa trình hoạt động phun trào của núi lửa và sự xâm thực của nước mưa qua nhiều triệu năm.
Hiện tại, các nhà khoa học đã khảo sát, đo đạc hơn 10 hang dung nham nằm rải rác trên độ cao từ 428m đến 530m so với mặt biển. Phần lớn các hang dung nham có hình dạng ống, nhưng mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau. Trong đó, hang động C7 dài 1.066,5m, được công nhận là đẹp và dài, lớn nhất Đông Nam Á, kế tiếp là hang C3 có chiều dài 594,4m, xếp thứ hai. Hiện tại đã phát hiện một số cửa hang tại khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray sáp gồm các hang: C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, B1, B2, B3. Với sự hiện diện của hệ thống hang động này, Khu du lịch cụm thác Đray Sáp đã được bổ sung dịch vụ, gia tăng sức hấp dẫn cho khách du lịch, tham qua, nghiên cứu, đặc biệt là khách có nhu cầu du lịch mạo hiểm.
Nếu mặt ngoài núi lửa là rừng với các loại cây họ dầu mọc lưa thưa, hay rụng lá vào mùa khô, thì chung quanh miệng là vô số bụi le, cỏ hôi phát triển dày đặc, cao lút đầu người. Còn dưới lòng chảo phần lớn là cây gỗ quý như cẩm lai, cà te, bằng lăng… quanh năm tươi tốt.
Theo các nhà khoa học, quần thể hang động dung nham ở Krông Nô không chỉ độc đáo bởi cơ chế hình thành, kỷ lục về độ dài, nét đặc sắc của họa tiết, nhũ đá, dấu vết cuộn xoắn dòng chảy, những tầng địa mạo, thảm thực vật mà còn rất quý hiếm. Và không phải bất cứ núi lửa nào trên thế giới khi phun trào cũng tạo ra kết quả vô cùng kỳ diệu như thế.
Chư B’Lúk là một địa danh thuộc huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, là nơi có miệng núi lửa và hệ thống hang động được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, theo tiếng của đồng bào Ê Đê thì Chư B’Lúk là hang cội nguồn, Theo kết quả nghiên cứu khoa học thì hệ thống hang động Chư B’Lúk được hình thành bởi qúa trình hoạt động phun trào của núi lửa và sự xâm thực của nước mưa qua nhiều triệu năm.
Hiện tại, các nhà khoa học đã khảo sát, đo đạc hơn 10 hang dung nham nằm rải rác trên độ cao từ 428m đến 530m so với mặt biển. Phần lớn các hang dung nham có hình dạng ống, nhưng mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau. Trong đó, hang động C7 dài 1.066,5m, được công nhận là đẹp và dài, lớn nhất Đông Nam Á, kế tiếp là hang C3 có chiều dài 594,4m, xếp thứ hai. Hiện tại đã phát hiện một số cửa hang tại khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray sáp gồm các hang: C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, B1, B2, B3. Với sự hiện diện của hệ thống hang động này, Khu du lịch cụm thác Đray Sáp đã được bổ sung dịch vụ, gia tăng sức hấp dẫn cho khách du lịch, tham qua, nghiên cứu, đặc biệt là khách có nhu cầu du lịch mạo hiểm.
Nếu mặt ngoài núi lửa là rừng với các loại cây họ dầu mọc lưa thưa, hay rụng lá vào mùa khô, thì chung quanh miệng là vô số bụi le, cỏ hôi phát triển dày đặc, cao lút đầu người. Còn dưới lòng chảo phần lớn là cây gỗ quý như cẩm lai, cà te, bằng lăng… quanh năm tươi tốt.
Theo các nhà khoa học, quần thể hang động dung nham ở Krông Nô không chỉ độc đáo bởi cơ chế hình thành, kỷ lục về độ dài, nét đặc sắc của họa tiết, nhũ đá, dấu vết cuộn xoắn dòng chảy, những tầng địa mạo, thảm thực vật mà còn rất quý hiếm. Và không phải bất cứ núi lửa nào trên thế giới khi phun trào cũng tạo ra kết quả vô cùng kỳ diệu như thế.