Theo ước tính của các nhà khảo cổ, Giếng cổ Gio An đã có trên 5.000 năm tuổi. Đây là một hệ thống công trình thủy lợi liên hoàn mang giá trị khảo cổ và văn hóa độc đáo do người Chăm (thế kỷ IX - XI) để lại và được người Việt gìn giữ cho đến ngày nay. Tổng cộng hệ thống này có tất cả 14 giếng cổ (Ở thôn An Nha có các giếng: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào. Ở thôn An Hướng có các giếng: giếng Gái 1, Gái 2, giếng Nậy. Ở thôn Hảo Sơn có các giếng: giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai. Ở thôn Long Sơn có Giếng Máng và thôn Tân Văn Giếng Pheo). Các giếng nàyđều được xây bằng kỹ thuật lắp ghép, kè đá dựa trên nguyên tắc bình thông nhau nhằm khai thác mạch nước ngầm trong lòng đồi. Chính vì cấu trúc độc đáo và vô cùng hoàn hảo này mà dù trời khô hạn, giếng vẫn luôn có nước, rất thích hợp với các công trình ruộng bậc thang.
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, Giếng cổ Gio An đã có trên 5.000 năm tuổi. Đây là một hệ thống công trình thủy lợi liên hoàn mang giá trị khảo cổ và văn hóa độc đáo do người Chăm (thế kỷ IX - XI) để lại và được người Việt gìn giữ cho đến ngày nay. Tổng cộng hệ thống này có tất cả 14 giếng cổ (Ở thôn An Nha có các giếng: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào. Ở thôn An Hướng có các giếng: giếng Gái 1, Gái 2, giếng Nậy. Ở thôn Hảo Sơn có các giếng: giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai. Ở thôn Long Sơn có Giếng Máng và thôn Tân Văn Giếng Pheo). Các giếng nàyđều được xây bằng kỹ thuật lắp ghép, kè đá dựa trên nguyên tắc bình thông nhau nhằm khai thác mạch nước ngầm trong lòng đồi. Chính vì cấu trúc độc đáo và vô cùng hoàn hảo này mà dù trời khô hạn, giếng vẫn luôn có nước, rất thích hợp với các công trình ruộng bậc thang.