Cá bống thác kho riềng Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Cá bống thác kho riềng Đắc Lắc
1
2270
/images/foods/ca-bong-thac-kho-rieng-dac-lac.jpg
Cá bống thác kho riềng Đắc Lắc
Một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Đắk Lắk là món cá bống thác kho riềng ngon trứ danh. Loài cá bống này thích nghi với môi trường nước đổ từ trên cao, sống chủ yếu ngay trong dòng thác đổ nên thịt chắc, nhỏ, khi bắt còn nhảy lao xao.
Cá được làm sạch hết nhớt, cho chút muối ướp cho ngấm. Cá được chiên trong chảo mỡ nóng đến vàng rồi đổ riềng đã giã vào đun sôi. Mùi riềng và cá quyện vào nhau cùng các mùi hành, tiêu, ớt ngấm vào thịt cá, ăn rất tròn vị.
Cá tiến vua Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Cá tiến vua Đắc Lắc
2
2274
/images/foods/ca-tien-vua-dac-lac.jpg
Cá tiến vua Đắc Lắc
Sông Sê San hùng vĩ, lắm thác ghềnh chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm đặc biệt có loài cá anh vũ tiến vua. Những ngư dân dọc sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu vực thủy điện Ialy.
Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều.
Cơm lam Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Cơm lam Đắc Lắc
3
2268
/images/foods/com-lam-dac-lac.jpg
Cơm lam Đắc Lắc
Là một món ăn nổi tiếng của người dân ở bản Đôn, cơm lam đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết trong khâu chế biến.
Để món cơm lam ngon phải chọn cây nứa khô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa. Gạo nếp cơm lam phải chọn loại trắng, dẻo, thơm rồi ngâm qua đêm, vo sạch, thêm một chút muối trộn đều rồi cho vào ống lam, nướng trên bếp củi. Khi chín sẽ dậy lên mùi thơm của gạo, quyện lẫn mùi tre nứa, làm say lòng bất kỳ du khách nào.
Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc dùng với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng.
Gà nướng bản Đôn Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Gà nướng bản Đôn Đắc Lắc
4
2267
/images/foods/ga-nuong-ban-don-dac-lac.jpg
Gà nướng bản Đôn Đắc Lắc
Món gà nướng bản Đôn luôn làm say lòng bất kỳ du khách nào. Những con gà được người dân bản thả rông tự do, thức ăn chính là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy. Để làm món nướng, người ta lựa chọn những con gà độ hơn 1 kg mỗi con, được làm sạch, ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng
Ăn gà bản Đôn đúng điệu là phải chấm với muối ớt hoặc muối sả, khi cho vào miệng sẽ cảm nhận vị ngọt, thơm của thịt quyện với mùi thơm của sả, mật ong.
Gỏi lá Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Gỏi lá Đắc Lắc
5
2272
/images/foods/goi-la-dac-lac.jpg
Gỏi lá Đắc Lắc
Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến. Gỏi lá là một đặc sản mà bất cứ ai đến với Kon Tum đều muốn một lần được thử. Món gỏi này đặc biệt bởi nó lấy nguyên liệu từ hơn 50 loại lá, rau khác nhau từ quen đến lạ và rất lạ. Có thể kể đến trong số đó như cải cay, diếp cá, húng quế, quế, mã đề, lá lốt, sung, đinh lăng, ổi, mơ, sâm đất, tram, chó đẻ răng cưa, vừng, hồng ngọc… Phần lớn có thể dọn món khi chỉ đủ 40 loại đổ lại nhưng nhất thiết không thể thiếu lá sung, đinh lăng và lá mơ lông. Đây là các loại lá được dùng để cuốn thành phễu đựng các món khác để làm thành một phần ăn.
Các món khác ăn kèm không thể thiếu để làm tăng hương vị cho món ăn bao gồm: da heo thái mỏng trộn thính, tôm sông rang, thịt ba chỉ thái chỉ và nước chấm bỗng rượu vốn đã được khử mùi qua một chút dầu nóng và trộn đều với trứng vịt làm thành một hỗn hợp có độ sền sệt và màu đỏ rất bắt mắt. Ngoài ra, món ăn này có cần thêm ớt xanh, tiêu rừng rang nguyên hạt, muối hạt và hành.
Chỉ cần cuốn một chiếc phễu lá và cuộn vào trong tất cả các loại gia vị, nguyên liệu cùng các loại lá là bạn có thể cảm nhận từ cung bậc này sang cung bậc khác các điệu vũ của gai lưỡi để thấy yêu hơn vùng đất đại ngàn này.
Gỏi lá Kon Tum là món ăn nằm trong top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á (được công nhận năm 2013).
Heo rẫy nướng Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Heo rẫy nướng Đắc Lắc
6
2273
/images/foods/heo-ray-nuong-dac-lac.jpg
Heo rẫy nướng Đắc Lắc
Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả tự nhiên. món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều tỏa mùi thơm gốc rễ vì có chung mấy loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt.
Món nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp than hồng.
Lẩu cá lăng Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Lẩu cá lăng Đắc Lắc
7
2269
/images/foods/lau-ca-lang-dac-lac.jpg
Lẩu cá lăng Đắc Lắc
Cá lăng - một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên - là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpôk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng.
Người ta thường chế biến thành món chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo... món nào cũng thơm cũng ngon. Nhưng thú vị nhất vẫn là lẩu cá lăng nấu canh chua, món ngon giải nhiệt, bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.
Lẩu Lá Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Lẩu Lá Đắc Lắc
8
2277
/images/foods/lau-la-dac-lac.jpg
Lẩu Lá Đắc Lắc
Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây, tuy nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để được thưởng thức món “lẩu” lá rừng vì có rất ít nơi bán món ăn này. Và nếu có may mắn được thưởng thức món ăn này trong những nhà hàng, quán ăn thì cũng không thể hấp dẫn bằng việc thưởng thức nó ngay giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.
Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh đã thấm vào từng chiếc lá để bạn có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về Tây Nguyên. Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng.
Món "lẩu" lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, "lẩu" lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ.
Rượu Cần Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Rượu Cần Đắc Lắc
9
2275
/images/foods/ruou-can-dac-lac.jpg
Rượu Cần Đắc Lắc
Uống rượu cần là thói quen lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần là một thức uống không thể thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách quý.Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác… Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi.
Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v… thì cũng làm theo cách trên. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt!
Rượu Cây Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Rượu Cây Đắc Lắc
10
2276
/images/foods/ruou-cay-dac-lac.jpg
Rượu Cây Đắc Lắc
Cây để lấy rượu, người Xê Đăng gọi là loă tea vea, người Bahnar gọi cây doak, thường mọc rải rác trong những cánh rừng sâu ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) và xã Đăk Plin, huyện Kon Chro (Gia Lai). Cây có hình dáng tương tự cây dừa nhưng thân nhỏ, lá mảnh hơn. Nó như là một đặc ân của đại ngàn nên trở thành của hiếm, dù mọc ở rừng sâu nhưng phần nhiều đều có người đánh dấu làm chủ.
Cây non được khoảng 2 năm là có thể lấy rượu. Mỗi năm, cây ra những buồng hoa như buồng cau, rất thơm. Chừng hai tuần hoa rụng, từng chùm quả xanh non nhú lên. Thời điểm “khai rượu” đã đến. Người lấy rượu chỉ cần chặt đứt cuống của buồng quả, lấy dụng cụ đem theo hứng nước chảy ra, bỏ thêm vài thứ lá nữa là có rượu uống. Nếu cây chảy nhanh, khoảng vài tiếng là có cả chục lít rượu cây. Mỗi cây mỗi năm chỉ cho từ 2 – 3 buồng, có từ tháng 1 đến tháng 7″.
Đến mùa Ning Nơng, nhiều nhóm người lại tập hợp vào rừng cùng hưởng thứ rượu cay cay, có vị thơm rất đặc trưng. Trải lá cây xuống đất, đốt một đống lửa nhỏ nướng những con thỏ, chồn… mới săn được. Thịt rừng chấm muối giã ớt xanh, nhấp thêm chút rượu nồng giữa giá lạnh đại ngàn, hẳn không dễ gì quên được!
Rượu cây thường chỉ uống trong ngày. Đây là lý do khiến rượu thường được uống ngay gốc cây, hễ ai có rượu là mọi người cùng đến uống. Nó chưa hề có giá trị về thương phẩm. Nhưng có lẽ thứ rượu lạ lùng này cũng là một hình ảnh phản ánh giá trị độc đáo của văn hóa làng – rừng.
Thịt nai khô Đắc Lắc
Địa điểm, quán ăn món Thịt nai khô Đắc Lắc
11
2271
/images/foods/thit-nai-kho-dac-lac.jpg
Thịt nai khô Đắc Lắc
Là một trong những món ăn nhất định bạn phải thử khi đến với núi rừng Đắk Lắk, thịt nai hấp dẫn bởi có vị ngọt, mềm hơn cả thịt bê non.
Thịt nai có thể chế biến thành nhiều món: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món ăn được nhiều thực khách lựa chọn nhất.
0
11