Từ ga Đà Nẵng hoặc sân bay Đà Nẵng chừng 3km đến trung tâm thành phố Đà Nẵng, qua cầu quay Sông Hàn, thẳng đường lớn Phạm Văn Đồng khoảng 1,5km, phía trước đã là bãi biển kỳ quan Mỹ Khê. Những dịch vụ du lịch ở đây cũng khá thuận tiện cho du khách, từ các quán ăn, nhà hàng ven biển cho đến khu mua sắm ở trung tâm thành phố.
Có 3 khu vực chính bãi tắm phục vụ du khách tại biển Mỹ Khê:
- Ngay ngã ba đường Phạm Văn Đồng cắt tuyến đường ven biển (từ Sơn Trà đến Điện Ngọc đi Hội An) là Công viên biển trung tâm của thành phố: Bãi tắm công viên trung tâm Phạm Văn Đồng. Bãi tắm chủ yếu cho hoạt động công viên nên khu tắm biển nhỏ gọn.
- Rẽ phải khoảng 500m là Bãi tắm T20-T18, gắn liền với lịch sử hình thành của khu điều dưỡng quân đội T20-T18 và một số cơ sở nghỉ dưỡng quân đội xây dựng lâu năm là khách sạn Mỹ Khê I, Mỹ Khê II, Mỹ Khê III, Tourane. Đây là bãi tắm được hình thành sớm nhất, do đó nhiều du khách đã đến Đà Nẵng trước đây thường biết bãi tắm T20-T18 này như là bãi Mỹ Khê có đầu tiên. Bãi tắm T20-T18 gần hơn với khu Non Nước, nơi đã từng tổ chức giải lướt sóng quốc tế. Bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn hơn, rất thích hợp với thanh niên ưa thích cảm giác mạnh. Khu vực này cũng khá nhộn nhịp hàng quán.
- Rẽ trái khoảng 300m là Bãi tắm số 1-2-3 quy hoạch của thành phố. Bãi tắm này thông liền với công viên biển Phạm Văn Đồng, được đầu tư hoàn chỉnh khu vực gửi đồ, gửi xe, tắm nước ngọt, ăn uống giải khát, cứu hộ bãi biển, vệ sinh môi trường. Hiện nay là bãi tắm chính của biển Mỹ Khê. Bãi tắm có bờ cát rộng và dài, biển thoải và ít sóng cuốn hơn, rất hợp với các gia đình, trẻ nhỏ, người già. Đó cũng là một lý do để chọn làm bãi tắm chính quy hoạch của thành phố với đầy đủ các tiện nghi phục vụ dân tắm biển.
Địa chỉ Bải biển Mỹ Khê:
Bãi tắm Phạm Văn Đồng thuộc quận Sơn Trà, nằm cuối đường Phạm Văn Đồng. Nơi đây là một trong những bãi tắm phục vụ cộng đồng đã được đầu tư nâng cấp tốt. Với khoảng 3.500 đến 4.000 lượt người đến đây tắm mỗi ngày đã cho thấy sức hút khõ cưỡng lại khi đến đây.
Bãi tắm nằm vị trí phong thủy rất tốt, sông núi bao quanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bãi biển Phạm Văn Đồng của Đà Nẵng được tạp chí Porbes bầu chọn là 1 trong 5 bãi biển đẹp nhất hành tinh, kết nối nhiều Resort triệu đô ven biển.
Nằm trong số các bãi biển nên đến ở Đà Nẵng, bãi biển Phạm Văn Đồng có mức đầu tư khá lớn và trở thành một bãi tắm công cộng hiện đại nhất của Đà Nẵng. Là món quà quý giá của tự nhiên với biển xanh, bãi cát trắng tinh và rất mịn, cùng với sự đầu tư kỹ lưỡng của con người gồm các công trình phụ như bãi giữ xe, khu vực tắm nước ngọt, phòng thay đồ tắm, dịch vụ cho thuê đồ tắm, chòi canh cứu hộ thường trực…đã khiến, sạch đẹp cho cả người dân địa phương lẫn du khách.
Địa chỉ Bãi Biển Phạm Văn Đồng:
Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 kilômét vuông (23 sq mi), chiều dài 13 kilômét (8,1 mi), chiều rộng 5 kilômét (3,1 mi), nơi hẹp nhất 2 kilômét (1,2 mi). Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Đến với Sơn Trà quý khách sẽ được chiêm ngưỡng thành phố ở những độ cao khác nhau, mỗi độ cao sẽ mang lại 1 cách nhìn, cách cảm nhận riêng về thành phố.
Bán đảo Sơn Trà còn có tên là núi Tiên Sa, gắn liền với truyền thuyết cảnh đẹp nơi đây đã quyến rũ các nàng tiên trên trời giáng trần xuống đây để vui chơi và thưởng ngoạn. Năm 1965, khi đặt trạm thông tin và ra đa trên núi Sơn Trà, quân Mỹ gặp rất nhiều loài khỉ sống thành từng bầy nên đặt tên núi là núi Khỉ (Monkey Mountain). Sơn Trà không chỉ giúp Đà Nẵng trở thành một khu an toàn về hàng hải mà còn là đài khí tượng thuỷ văn cho cư dân trong vùng qua các câu ca dao
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”
Hay “Đời ông cho chí đời cha, mây phủ Sơn Trà không gió thì mưa”
5 điểm tham quan tại bán đảo Sơn Trà
- 1. Chùa thiêng Linh Ứng Bãi Bụt.
- 2. Cây đa ngàn năm tuổi
- 3. Đỉnh bàn cờ tiên
- 4. Sân bay trực thăng, đài radar.
- 5. Ngắm Voọc chà vá chân nâu.
Địa chỉ Bán đảo Sơn Trà:
“Cầu tàu tình yêu” vừa được đưa vào tham quan thử nghiệm phía Đông sông Hàn (đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Cầu được xây dựng theo ý tưởng từ những cây cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng thế giới như Pont des Arts (Pháp), Hohenzollern (Đức), Milvio (Ý) hay Tretriakovsky (Nga).
Mọi người đến Cầu tình yêu này không phải mua vé. Cầu có hình vòng cung dài 68 m, rộng 6 m, hướng về giữa sông và có nhiều không gian để ngắm vẻ đẹp đôi bờ sông Hàn. Buổi tối, hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ hình trái tim được thắp sáng, ánh xuống mặt nước.
Địa chỉ Cầu Tình Yêu:
1. Cầu Quay sông Hàn - cây cầu nổi tiếng bởi sự độc nhất vô nhị của nó. Cây cầu này được xem là điểm nổi bật trên bầu trời kiến trúc Việt Nam hiện đại vì có thể quay được.
2. Cầu treo dây võng Thuận Phước - Cây cầu là đường nối liền thành phố với cảng biển Tiên Sa tuyệt đẹp. Cây cầu nối liền hai bờ sông Hàn và được khánh thành năm 2009, với sự tự hào của toàn thành phố Đà Nẵng bởi đây là cây cầu dây võng dài nhất ở Việt Nam. Cây cầu nối bán đảo Sơn Trà và quận Hải Châu, là chiếc chìa khóa vàng dẫn vào nàng tiên Sơn Trà đang say ngủ với nhiều giá trị tiềm năng. Đêm về, cầu Thuận Phước như một nàng công chúa mỹ miều, rực rỡ đèn in bóng xuống sông Hàn.
3. Cầu Nguyễn Văn Trỗi - được ví như “Nàng Lọ Lem” của Đà Nẵng. Cây cầu này có tuổi đời ngót nửa thế kỷ, đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh lưu thông cho người Đà Nẵng và được quyết định giữ lại như một kỷ vật của thành phố. Cầu được xây dựng dã chiến của quân đội Mỹ chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào thành phố. Lúc ấy cầu không có tên. Sau năm 1975, người ta đưa cầu vào sử dụng cho mục đích dân sinh và gọi là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Đây là một cây cầu được nối từ các ống thép, hiện vẫn là một trong những cây cầu có kiến trúc lạ và đẹp của thành phố Đà Nẵng
4. Cầu Trần Thị Lý - Nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m vốn chỉ là một cây cầu đường sắt và sau giải phóng, cầu được nâng cấp để sử dụng rộng rãi cho mọi người. Dự án cầy mới đã được thi công tháng 4/2009. Đây là cầu dây văng một mặt phẳng, với kết cấu dây và tháp nghiêng đầu tiên ở Việt Nam. Cầu có chiều dài 680,5m, rộng 30,5m, điểm nhấn độc đáo của cầu và cũng là lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam chính là giữa cầu có tháp trụ hình chữ Y ngược cao 149m so với mặt sông. Đây sẽ là cây cầu đầu tiên của thành phố Đà Nẵng và cả Việt Nam sỡ hữu sàn vọng cảnh. Du khách sẽ được đi thang máy lên trụ tháp ở giữa cầu, dừng chân trên sàn vọng cảnh để chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Đà Nẵng.
5. Cầu Rồng - được khởi công vào 7/2009, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Cầu Rồng mô phỏng hình con rồng mạnh mẽ vươn ra biển, có chiều dài 666,5 mét, 6 làn xe, hai làn đường dành cho người đi bộ. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
6. Cầu Cẩm Lệ - Đây là cây cầu nằm ở vùng ven, nối quốc lộ 1A và quốc lộ 14B, được xây dựng từ năm 2001, thi công theo công nghệ đúc hẫng - một công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.
7. Cầu Tiên Sơn - là đểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng - một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam trở nên sầm uất. Với sức chịu lực cao đây trở thành điểm trung chuyển của hàng triệu tấn hàng hóa sang các nước bạn Lào, Campuchia... qua hành lang kinh tế Đông Tây.
8. Cầu Nguyễn Tri Phương - Bắc qua sông Cẩm Lệ, cầu kết nối khu vực trung tâm với khu vực Đông Nam Thành phố Đà Nẵng. Với tổng mức đầu tư 1.062 tỷ đồng, Cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu với chiều dài 801,8 mét gồm 20 nhịp, chiều rộng 26,3 mét, chia làm 6 làn, dãy phân cách ở giữa 1,3 mét dài 1280 mét. Được xây dựng là cầu đúc hẫng cân bằng gồm 2 mố 19 trụ, trong đó có 4 nhịp dầm bản 24m, 13 nhịp dầm SuperT 40 mét, 3 nhịp đúc hẫng cân bằng ở giữa sông.
Địa chỉ Đà Nẵng Thành phố của những cây cầu:
Đèo Hải Vân - Thiên hạ đệ nhất hùng quan
Đèo Hải Vân nằm trên một nhánh núi đâm ra biển thuộc dãy Bạch Mã (một phần của dãy Trường Sơn), nối liền địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Đèo cao 500m so với mực nước biển và dài khoảng 20km. Gọi là “Hải Vân” vì nơi đây có cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp, đỉnh đèo quanh năm có mây che phủ và chân đèo là biển mênh mông xanh thẳm. Hải Vân còn có tên khác là đèo Mây vì đỉnh đèo thường có mây hay đèo Ải Vân vì trên đỉnh đèo có một cửa ải.
Theo sử liệu, đèo Hải Vân xưa kia là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Một thế kỷ sau, nhà Hồ đem quân sang đánh Chiêm Thành, vua Chiêm Thành phải cắt đất để cầu hòa. Từ đó, Hải Vân thuộc về Đại Ngu (Việt Nam ngày nay). Trong sách Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã ghi: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam". Trong nhiều thế kỷ, đường đèo Hải Vân rất ít người qua lại vì sự nguy hiểm, cướp bóc, thú dữ… ở nơi đây. Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta lập 3 trạm kiểm soát để điều hành giao thông trên đường đèo nhằm hạn chế tai nạn. Năm 1966, Quân đội Hoa Kỳ đã mở rộng và nâng cấp đường đèo. Ngày 5/6/2005, tuyến hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân chính thức được đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn khi di chuyển qua đây.
Đèo Hải Vân khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, nghiêng mình trước vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của nó. Hải Vân thật xứng với mỹ danh: “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” mà tương truyền vua Lê Thánh Tông đã phong tặng nhân một lần du ngoạn trên đỉnh đèo (năm 1470).
Hiện nay có hai con đường qua đèo Hải Vân: hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân và đường đèo Hải Vân.
Hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân
- Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày. Thời gian đóng hầm là 3h đến 4h sáng mỗi ngày để vệ sinh, sửa chữa, bảo trì các hạng mục đường hầm.
- Giá vé: Vận chuyển mô tô/xe máy là 25.000VND/lượt/xe, người đi bộ là 8.000VND/lượt/người.
- Lưu ý: Vì là đường hầm xuyên đèo nên du khách sẽ không thể thưởng ngoạn cảnh đẹp hay tham quan một số địa điểm nổi tiếng trên đèo Hải Vân.
Đèo Hải Vân được tờ Guardian bình chọn trong Top 10 cung đường ngoạn mục và cuốn hút nhất thế giới.
Rất nhiều tờ báo và trang mạng, blog ở Việt Nam như vnexpress.net, dulichdanang.biz.vn, khanhhungtravel.com, toptravels.com… đều ca ngời vẻ đẹp nên thơ của đèo Hải Vân.
Hầu hết du khách khi đến Hải Vân đều trầm trồ, say đắm trước cảnh đẹp nơi đây
Xem bài viết Kinh nghiệm chinh phục đèo Hải Vân
Địa chỉ Đèo Hải Vân:
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20 km, Ghềnh Bàng thực sự là một nơi đáng để bạn đến thử một lần trong đời. Nơi đây ẩn chứa nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với đó là hệ thống các rạn san hô nhiều màu sắc và ao nước trong xanh.
Được xem là một trong những khu du lịch sinh thái tốt nhất với giá cả ưu đãi nhất chỉ bao gồm: vài chai nước, dăm ba chiếc bạt dứa, cần câu cho thuê và mồi bột, những chiếc kín lặn tự chế là bạn đã có thể thỏa sức câu cá hay lặn ngụp ngắm san hô. Điểm du lịch mới Gềnh Bàng đã tạo ra một nét đẹp rất riêng cho vùng đất này.
Địa chỉ Ghềnh Bàng:
Giếng trời nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng, giữa vùng rừng núi của xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Khu vực giếng trời nằm ở quanh ngọn núi, quanh năm được bao bọc bởi cây và đá nên dù vào mùa nào trong năm thì nơi đây cũng luôn mát mẻ và có khi hậu trong lành. Vì ở sâu bên trong một vùng đồi núi nên Giếng trời vẫn giữ nguyên vẹn được sự hoang sơ và tự nhiên của nó.
Đến với Giếng trời bạn không chỉ được thưởng thức bức tranh thiên nhiên hoàn hảo với rừng núi rêu xanh và cây cối um tùm mà còn được đắm mình trong dòng nước suối trong xanh, lắng nghe tiếng núi rừng nhẹ nhàng hay cùng với bạn bè bắt ốc, bắt ếch, săn cua đá.
Địa chỉ Giếng trời:
Theo nhiều tài liệu thì nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa, được truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ 15, lúc vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam- Đà Nẵng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bị cạnh tranh gay gắt, nghề chiếu Cẩm Nê vẫn tồn tại và phát triển đến nay.
Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiếu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trắng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tùy theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng, màu ngại …Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô, được đem chiếu hoa.
Địa chỉ Làng chiếu Cẩm Nê:
Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam.
Dân gian đã truyền tụng câu ca rằng:
Tuý Loan trăm thứ đều ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ !
Khách đến Đà Nẵng, ra Bắc vào Nam hãy ghé lại Tuý Loan, dạo một vòng quanh làng và chợ họp ven sông, thưởng thức hương vị mì Quảng và bánh tráng, chiêm ngưỡng đình làng và không gian làng cổ. Có dịp dự hội làng quý khách sẽ rất thú vị và có ấn tượng khó quên về một làng cổ, một đình làng với cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, con người ân tình và nồng hậu, đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam rất đáng tự hào và trân trọng.
Địa chỉ Làng cổ Túy Loan:
Có lẽ không ai đến Ngũ Hành Sơn mà lại không ghé thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước. Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Sang thế kỷ 19 thì cả làng đều sinh sống bằng nghề này.
Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá núi Ngũ Hành Sơn nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang, là mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng và kiến trúc. Từ đất đá vô cảm, người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ đã thổi vào đó tâm hồn của con người.
Sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú…, vòng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ tinh xảo, công phu. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách có thể chọn lựa thoải mái khi mua những đồ lưu niệm bằng đá do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân địa phương thực hiện.
Địa chỉ Làng đá mỹ nghệ Non Nước:
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.
Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất.
Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…
Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển non nước cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.
Địa chỉ Ngũ Hành Sơn:
Bà Nà được coi là “lá phổi xanh”, là “hòn ngọc quý” về khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng. Du khách đến Bà Nà không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Ở Bà Nà một ngày có 4 mùa riêng biệt: buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá như giữa đông.
Khi đi cáp treo, khách du lịch sẽ có dịp khám phá toàn cảnh Bà Nà từ trên cao và ngắm hình ảnh trên các cabin, mỗi hình ảnh mang một đặc điểm riêng của Bà Nà. Đến với Bà Nà, khách du lịch sẽ cảm nhận được cảm giác như đi lạc trong mây. Nhưng vào những ngày trời quang mây tạnh, du khách có thể thu gọn trong tầm mắt cả một vùng không gian rộng lớn như thành phố Đà Nẵng, vịnh Đà Nẵng (nhân dân địa phương vẫn quen gọi là Vũng Thùng) với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn uốn quanh những cánh đồng trù phú, Cù Lao Chàm giữa nhấp nhô sóng biếc... Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc kỳ thú.
Để lên được đỉnh Bà Nà, trước đây du khách phải vượt qua 15km đường quanh co, uốn lượn. Nay với hệ thống cáp treo hiện đại chỉ mất 15 phút. Theo xác nhận của Hiệp hội Cáp treo thế giới, tuyến cáp treo này đã được lập 02 kỷ lục thế giới, đó là tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (1.291,81m).
Khi đi cáp treo, du khách sẽ có dịp khám phá toàn cảnh Bà Nà từ trên cao và ngắm hình ảnh trên các cabin, mỗi hình ảnh mang một đặc điểm riêng của Bà Nà như:
- Kỷ lục thế giới về độ dài của cáp treo 1 dây;
- Kỷ lục thế giới về cáp treo có độ cao chênh lệch lớn nhất giữa 2 ga;
- Khí hậu giao chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông khi đi trên cáp;
- Khí hậu chuyển đổi 4 mùa trong ngày;
- Thác Tóc Tiên;
- Chùa Linh Ứng;
- Núi Chúa - Nguồn gốc của tên gọi Bà Nà;
- Hoa Đào chuông - là biểu tượng của Bà Nà;
- Khu du lịch có khí hậu vùng núi gần thành phố biển nhất (cách Đà Nẵng khoảng 30 km).
Hàng năm, Bà Nà đón hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp để du khách nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên hoang dã. Bà Nà, một điểm du lịch hấp dẫn khi bạn có dịp đến với thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ Núi Bà Nà:
Rạn Nam Ô nằm ở phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Rạn Nam Ô rộng khoảng 2 héc ta, chia làm hai Rạn là Rạn Cả và Rạn Con, cách nhau bởi con lạch có tên gọi là Lòng Thong rộng khoảng 20 m. Rạn cả dài khoảng 300 m, Rạn con nhỏ chỉ bằng một nửa của Rạn Cả.
Rạn Nam Ô là một trong những địa điểm du lịch mà các phượt thủ hay tìm đến mỗi khi đến Đà Nẵng, Tuy đây là một địa điểm du lịch không lớn lắm, không thu hút du khách nhiều bởi vì nơi đây sở hữu một địa hình hơi phức tạp và không mấy an toàn cho trẻ em nên không thu hút được nhiều du khách, nhưng nơi đây sở hữu một phong cảnh đẹp tuyệt vời với bãi đá ngầm lõm trõm, đá chồng đá. Nơi đây thu hút rất nhiều phượt thủ đến để câu cá giải trí và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp.
Cạnh bên Rạn Nam Ô là bãi biển Xuân Thiều, bãi biển này thu hút rất nhiều du khách tắm biển vì nơi đây tắm biển rất an toàn có bãi cát trắng mịn kéo dài ra xa bờ biển tạo độ dốc nhẹ nên tắm biển rất an toàn.
Địa chỉ Rạn Nam Ô:
Đà Nẵng càng đẹp hơn khi thành phố lên đèn. Đà Nẵng nổi tiếng ngoài những thắng cảnh đẹp là dịch vụ khách sạn đà nẵng, dịch vụ du lịch tuyệt vời. Dịch vụ thuyền Rồng dạo mát trên sông Hàn đã có từ lâu và rất được nhiều khách du lịch đến Đà Nẵng chú ý.
Khi đặt chân lên Thuyền Rồng, Bạn sẽ được trang bị áo phao và các đồ bảo hộ an toàn trên sông. Thuyền Rồng sẽ xuất bến hướng ra phía biển Đông. Con thuyền sẽ đưa quý du khách đi qua những cây cầu lớn lấp lánh ánh điện với nhiều dáng vẻ khác nhau. Cầu Rồng ; con rồng thép đạt kỷ lục Guinness thế giới “con rồng thép lớn nhất” với vòm thép nặng hơn 1.000 tấn. Con Rồng chuyển màu liên tục từ vàng, xanh…. Vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật, Rồng lại phun lửa, phun nước. Thuyền Rồng tiếp tục đi qua cây cầu Sông Hàn. Cây cầu được mệnh danh là cầu của nhân dân Đà nẵng, Biểu tượng cho một sức sống mãnh liệt của nhân dân. Thuyền Rông tiếp tục đưa bạn ra hướng biển Đông, đi qua cây cầu Thuận Phước, cây cầu nằm tại khu vực nơi con sông Hàn đổ ra biển. Cầu Thuận Phước được xem là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Mềm mại, lấp lánh như một dãi lụa vô cùng quyến rũ.
Hiện tại Thuyền Rồng có điểm xuất phát từ bờ Tây Sông Hàn, Gần chổ cầu Rồng Đà Nẵng. Có nhiều tour vào nhiều điểm thời gian khác nhau, tùy vào lượng khách tự do và khách mua Tour.
Giá vé trọn gói chưa có các phát sinh là 100k/ 1 người. Các tour đặc biệt vào các dịp lễ hội trên Sông hàn hay thứ 7, chủ nhật sẽ có chi phí khác.
Ngoài ra trên thuyền Rồng có phục vụ Hải sản tươi sống, thực uống cho những khách có nhu cầu.
Địa chỉ Tàu Rồng, du thuyền dọc sông Hàn ngắm Đà Nẵng về đêm: