Kinh nghiệm du lịch phượt Núi Yên Tử

- Vì đường lên Yên Tử chủ yếu là leo núi nên các bạn cần cố gắng mang những vật dụng nhẹ và cần thiết nhất có thể, nói chung bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang vác cồng kềnh, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước.

- Đi Yên Tử vào dịp Tết thì nên đi từ rất sớm vì từ mùng 4 là du khách các tỉnh thành về du lịch Yên tử rất đông nên chờ đi cáp treo mất vài tiếng đồng hồ là bình thường. Thêm nữa là lên đến chùa Đồng sẽ không có chỗ chen chân mặc dù đường lên chùa Đồng không dễ dàng. Lúc xuống núi cũng sẽ rất đông chỗ ga cáp treo.

- Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau sẽ cảm thấy thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía. bạn sang bên chỗ nhà chùa còn được ăn bánh tét, bánh chưng chay miễn phí nữa.

- Tránh mua linh tinh dọc đường, lưu ý không nên chơi cờ thế, bài bạc, dễ bị lừa gạt và cảnh giác bị móc túi.
- Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!

- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt.

- Về trang phục bạn nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi vì bạn sẽ phải vượt qua 6 km đường bậc thang để đến với đỉnh Chùa Đồng ở độ cao 1068m.

- Quần áo thì tùy vào mùa nhưng tuyệt đối không nên mặc quần áo quá sexy vì đây là nơi linh thiêng tốt nhất ăn mặc lịch sự. Bạn nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Không nên mặc jean, hay mặc đồ skinny (nếu mặc nên mặc loại co giãn thoải mái), tốt nhất vẫn là quần áo thể thao, không thấm mồ hôi. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc. Những chiếc áo phao lông vũ nhẹ và ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn khi leo Yên Tử.

- Về đồ ăn, thức uống: Nên mang theo 1 lít nước cho 1 người, tốt nhất là mang theo nước khoáng mặn, 1 loại thức uống riêng biệt có ở Quảng Ninh. Nó sẽ giúp bổ sung lại lượng khoáng chất vừa mất, tỉnh táo và khỏe mạnh như thuốc tăng lực.

- Đồ ăn: hành trình ngắn nên bạn chỉ cần mang đồ ăn nhẹ vừa đủ cho 1-2 bữa. Mình chọn bánh mỳ và giò, hoặc xôi và giò… đại loại một thứ gì đấy ăn lót dạ vào buổi trưa. Vào mùa lễ hội dọc đường ngươi dân có bán, nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy người ta ít bán hoặc nghỉ bán rồi.Như thế vừa tiện, vừa ngon và vừa không đắt. (Trứng 15.000đ/ quả, bò húc 25.000đ/ lon).
Bạn có thể đến Yên Tử bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên du khách thường tới Yên Tử rất đông vào dịp lễ hội. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông, chủ yếu là người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận. Nếu bạn có ý định đi vãn cảnh Yên Tử thì tốt nhất bạn không nên đi vào mùa lễ hội đặc biệt là ngày thứ bảy sau rằm tháng giêng có lẽ bạn đừng đi, vì thông thường ngày đó là ngày đông nhất trong năm.

Bạn có thể bị bỏ lỡ chuyến đi của mình vì không có đủ thời gian để leo tới đỉnh chùa Đông, thậm chí bạn có thể mất đến vài tiếng đồng hồ chỉ để xếp hàng đợi tới lượt đi cáp treo. Tuy nhiên bạn có thể đi cáp treo lúc tầm trưa, có lẽ sẽ đỡ đông người hơn và bạn vẫn kịp thời gian để xuống chân núi trước khi trời tối.
   Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Máy bay từ Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Hà Nội hoặc Hải Phòng để đến Núi Yên Tử. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Hà Nội hoặc Hải Phòng.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hà Nội hoặc Hải Phòng tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hà Nội
Xe khách từ Hà Nội
Chặng đường từ Hà Nội tới đền Trình – Yên Tử (thành phố Uông Bí) hết khoảng 125km, mất khoảng 2,5 - 3 giờ . Từ Hà Nội, bạn có thể đón xe khách của nhiều hãng xe khác nhau để đi Yên Tử. Lựa chọn tốt nhất là các bạn nên sử dụng dịch vụ xe bus của Kumho Viet Thanh, dịch vụ tốt, giá niêm yết, không bắt khách dọc đường, Giá vé dao động từ 99.000đ – 120.000đ/ 1 vé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số hang xe khác: Đức Phúc, Phúc Xuyên, Sinh Thành, Hoàng Long.

Lưu ý: Xe khách chỉ đưa bạn tới Đền Trình – Uông Bí, từ Đền Trình – Núi Yên Tử, bạn sẽ phải bắt xe ôm giá 35.000đ/ người, taxi, xe bus vào, quãng đường này khoảng 10km. Bạn chỉ cần đứng ở ngã 3 sẽ thấy điểm chờ xe bus. Có 2 loại xe bus. Xe bus vàng – giá vé 10.000đ/ 1 lượt và xe bus của công ty dịch vụ du lịch Tùng Lâm – giá vé 20.000đ/ người

Lưu ý: Trường hợp bạn đi thăm Yên Tử trong ngày nên khởi hành sớm từ khoảng 5h30 sáng để thuận tiện cho việc tham quan.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hà Nội đến Thành phố Uông Bí tại đây.
Xe máy từ Hà Nội
Đường ngắn nhất: Từ Hà Nội đi thẳng đường QL 1A đi Bắc Ninh đến cách Bắc Ninh 3 Km thì gặp đường QL 18 đi Phả Lại, Sao Đỏ thì rẽ phải rồi chạy thẳng tới đền Trình – Uông Bí – Đền Trình – Núi Yên Tử.

Đường thứ 2: Từ Hà Nội đi theo QL5 qua thành phố Hải Dương khoảng 5 Km gì đó gặp ngã 3 đi Sao đỏ thì rẽ trái đến Sao đỏ gặp QL 18 thì rẽ phải (đi như trên).
   Hải Phòng
Xe máy từ Hải Phòng
Quãng đường từ Hải Phòng – Yên Tử ần 45 km. Bạn di chuyển theo lộ trình Hải Phòng – thị trấn núi Đèo – đường số 10 – Yên Tử
   Hải Phòng và Hạ Long
Xe khách từ Hải Phòng và Hạ Long
Hành trình Hải Phòng – Yên Tử là khoảng gần 45km và Hạ Long Yên Tử khoảng 59km, bạn có thể đón xe đi Yên Tử từ bến xe Hải Phòng hoặc bến xe Bãi Cháy hoặc sử dụng xe bus địa phương để đặt vé đi Yên Tử khá dễ dàng.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hạ Long đến Thành phố Uông Bí tại đây.
Ở Chân núi rất nhiều nhà nghỉ nghỉ khách sạn, nhà hàng. Bạn có thể thuê phòng ngủ qua đêm giá tầm 150k/ ngày.Nếu thích ngủ lều thì cũng khá hợp lý, ở chân núi không gian khá rộng và yên tĩnh.

Nếu bạn xác định ăn và ngủ dưới chân núi thì bạn có thể lựa chọn các nhà hàng sau:
- Nhà hàng khách sạn Ngọc Hải: Cổng Chùa Lân, Thiền Viện Trúc Lâm, Yên Tử ; phục vụ ăn nghỉ cho du khách đi thăm Yên Tử, có nhà hàng và hệ thống 20 phòng nghỉ thoáng mát, sạch sẽ.
- Nhà hàng Tùng Lâm: chân núi Yên Tử, phục vụ món ngon Yên Tử, thực đơn chay mặn phong phú.
- Nhà hàng khách sạn Thanh Bình: Ngã tư Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí; có nhà hàng và 10 phòng nghỉ phục vụ du khách.
- Nhà hàng khách sạn Doan Rực: Số 6.2, khu dịch vụ Bến Xe Giải Oan; có nhà hàng và phòng nghỉ thoáng mát phục vụ du khách.
- Nhà hàng khách sạn Dung Nguyên: Số 4.1, khu dịch vụ Bến xe Giải Oan, có nhà hàng và phòng nghỉ phục vụ du khách.
- Nhà hàng Hương Lý: Số 6.1, khu dịch vụ Bến xe Giải Oan, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách.
Đi bộ:
từ chân núi, bạn có thể leo núi theo đường bộ, đoạn đường dài khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy leo núi khá vất vả, nhưng bù lại cảnh quan khoáng đạt, không khí trong lành sẽ khiến bạn phấn chấn. Dọc đường bạn có thể tham quan nhiều điểm dừng khác nhau.

Lộ trình đi bộ như sau
Từ bãi đỗ xe bạn đi thẳng khoảng 300m bạn sẽ đến suối Giải Oan, con suối linh thiêng tại Yên Tử, nơi xưa kia hàng trăm cung tần mỹ nữ đã trẫm mình tại đây tỏ lòng trung với Vua Trần Nhân Tông khi ngài lên Yên Tử tu hành.

Đến suối, ở bên trái có một Đàn Tràng( theo cách gọi của những người dân nơi đây), bạn nhớ thắp nén hương cho Các Cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi lên Chùa Giải Oan. Sau khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi. Bạn nhớ tránh những rễ Tùng xù xì dọc đường để góp phần bảo tồn hàng Tùng cổ nhé. Tiếp tục leo dốc lên đến Tháp tổ. Tháp Tổ là tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, nơi đây chân giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu có thời gian bạn nên thắp cho mỗi ngôi tháp 1 nén hương.

Sau đó bạn tiếp tục qua dốc Dây Diều đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo. Lưu ý bạn nên dành thời gian về phía sau của chùa, là nhà thờ tổ để thắp hương 3 vị tam tổ Trúc Lâm là : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Tiếp tục hành trình về hướng tay phải bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Tiếp theo bạn đi theo đường chính khoảng vài chục m thì có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn hãy dùng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh ( một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan trường sinh bất lão rồi hóa đá.). Ngay sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi đặt pho tượng Phật Hoàng nặng 138 tấn mới khánh thành ngày 3/12/2013. Đi khoảng 300m nữa thì tới chùa Đồng.

Thời gian: Thông thường bạn sẽ mất 3 - 5 tiếng cho toàn bộ hành trình leo bộ tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian đi lễ.

Đi cáp treo:
nếu bạn không chủ đích leo núi, thì có thể đi cáp treo. Cáp treo ở Yên Tử là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại của Việt Nam, dài 1,2km và có độ cao có đoạn 450m. Đi cáp treo, bạn có thể qun sát toàn bộ Yên Tử ở trên cao khá đặc biệt.

Đến bãi đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan. Thắp hương xong bạn không leo lên núi mà đi xuống theo con đường bên phải chùa (Tính từ trên nhìn xuống) để đến ga 1 Cáp treo.

Nếu bạn vội không thể qua Chùa Giải Oan thì sau khi gửi xe bạn không đi thẳng mà rẽ trái luôn để vào nhà ga 1 Cáp treo. Lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn đi và phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, bạn lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống Ga 3 để cáp treo đưa bạn lên ga 4. Bạn đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông.Tiếp tục hành trình lên chùa Đồng và xuống núi. Như vậy đi bằng cáp treo bạn sẽ không vào được chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu.

Thời gian: hành trình đi bằng cáp treo sẽ mất khoảng 3 giờ.

Yên tử có 2 tuyến cáp treo:
- Tuyến 1: Từ chùa Giải Oan đến chùa Hoa Yên.
- Tuyến 2: Từ chùa Hoa Yên đến quảng trường Phật hoàng Trần Nhân Tông (An Kỳ Sinh).

Thời gian hoạt động của cáp treo:
- Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch: Từ 5h đến 20h hàng ngày.
- Từ tháng 4 đến tháng 12 âmlịch: Từ 7h đến 18h hàng ngày.

Giá vé cáp treo trọn gói 2 tuyến khứ hồi khoảng 280.000đ người lớn, 200.000đ cho trẻ em, khứ hồi 1 tuyến khoảng 180.000đ, 1 chiều 1 tuyến 100.000đ.

Kết hợp đi bộ & cáp treo:
đây là sự kết hợp cực kỳ phổ biến cho du khách, nên bạn cũng có thể đi theo cách kết hợp này. Chiều đi lên bạn nên sử dụng cáp treo và khi đi xuống núi thì sẽ đi bộ, bới mệt và vẫn tham quan được các cảnh quan trọng dọc hành trình.
/nhung-dia-diem-du-lich-o-nui-yen-tu dac-san-nui-yen-tu-an-gi-o-nui-yen-tu /nhung-quan-cafe-dep-noi-tieng-o-nui-yen-tu
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Ninh

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.