Cửa Tùng là một thắng cảnh đẹp với bãi biển tím biếc trong và dải cát trắng mịn. Nơi đây, mỗi khi chiều xuống, tám mũi đất Bazan hòa cùng ráng vàng như chạy đuổi nhau trên bãi biển tạo nên cảnh tượng kỹ vỹ đến mê hồn. Xa xa, đảo Cồn Cỏ thấp thoáng hiện lên trên mặt nước như một chiến hạm trấn giữ vùng biển này. Vào những ngày gió Lào thốc về từng cơn khô khốc, nước biển ở Cửa Tùng lại liên tục khoác áo mới với đủ sắc màu lung linh. Có lẽ cũng chính vì vậy mà người đời đã mặc cho Cửa Tùng với một danh mệnh cao quý “Nữ hoàng bãi tắm”.
Cửa Tùng đẹp là vậy nhưng có lẽ nó nổi tiếng cũng bởi nằm gần với các di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đất nước như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, hay Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...
Địa chỉ Bãi biển Cửa Tùng:
Bãi biển Cửa Việt chạy dọc từ cửa sông Minh Lương ra đến tận mũi Hàu đến gần 1km. Hiện nay, nơi đây đã hình thành Khu du lịch Cửa Việt để cùng với tuyến du lịch ven biển Cửa Tùng và Cồn Cỏ làm thành vùng tam giác cho loại hình du lịch biển, đảo của tỉnh Quảng Trị. Cũng như những bãi biển đẹp khác của vùng đất Quảng Trị, Cửa Việt có dải cát trắng mịn mênh mông rất thích hợp để tắm và tổ chức các trò chơi trên biển.
Địa chỉ Bãi biển Cửa Việt:
Bãi biển Mỹ Thủy thu hút nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của mình. Nơi đây có dải cát trắng mịn trải dài rất sạch. Ngoài hấp lực từ cảnh quan, Mỹ Thủy còn là nơi rất lý tưởng để thưởng thức các món hải sản tươi ngon cùng các món ăn đặc sản của Quảng Trị như lòng sả, cháo bột, bánh lọc… Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành cảng biển trung tâm của tỉnh và nhờ đó đưa du lịch nâng tầm quy mô hơn.
Địa chỉ Bãi biển Mỹ Thủy:
Trên đường biên giới Việt Nam – Lào là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, một trong những cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trên quốc lộ 9 và cạnh con sông Sepon. Tại đây hai khu kinh tế - thương mại quan trọng là Lao Bảo và Den Savanh nằm đối diện nhau qua đường biên giới làm thành một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Địa chỉ Cửa khẩu Lao Bảo:
Không chỉ là một chiến hạm kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ còn là danh thắng đẹp hiếm có của toàn miền Trung. Đảo có hình dáng khá tròn trịa với chu vi 8km và cao từ 5- 30m so với mặt nước biển. Từ giữa đảo, nhô lên một đỉnh đồi cao 63m rất đặc biệt. Trên đảo, hệ thực vật khá phong phú. Trong đó có những cây rất đặc biệt như dầu máu, khoai dại, dâu da,… Về động vật, tuy không nhiều nhưng cũng có những loài rất độc đáo từ trên trời đến dưới biển. Có thể kể đến trong số này như chim cu cườm, rắn lục, đẹn biển, hải sâm, ốc nón… Với vẻ đẹp thanh bình độc đáo của mình, đảo Cồn Cỏ đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách phương xa.
Địa chỉ Đảo Cồn Cỏ:
Địa đạo Vịnh Mốc từng được mệnh danh là pháo đài thép của miền Bắc suốt 7 năm dài chống chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ. Địa đạo có chiều dài gần 2km, bao gồm 3 tầng sâu dưới mặt đất. Đây được xem là kỳ tích chiến tranh Việt Nam, nơi chứng kiến biết bao hy sinh gan góc của quân và dân Việt Nam. Nhiều du khách, trong đó có không ít du khách nước ngoài chọn nơi đây là điểm tham quan để hiểu rõ hơn về chiến tranh và ý chí con người Việt Nam.
Địa chỉ Địa đạo Vịnh Mốc:
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, Giếng cổ Gio An đã có trên 5.000 năm tuổi. Đây là một hệ thống công trình thủy lợi liên hoàn mang giá trị khảo cổ và văn hóa độc đáo do người Chăm (thế kỷ IX - XI) để lại và được người Việt gìn giữ cho đến ngày nay. Tổng cộng hệ thống này có tất cả 14 giếng cổ (Ở thôn An Nha có các giếng: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào. Ở thôn An Hướng có các giếng: giếng Gái 1, Gái 2, giếng Nậy. Ở thôn Hảo Sơn có các giếng: giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai. Ở thôn Long Sơn có Giếng Máng và thôn Tân Văn Giếng Pheo). Các giếng nàyđều được xây bằng kỹ thuật lắp ghép, kè đá dựa trên nguyên tắc bình thông nhau nhằm khai thác mạch nước ngầm trong lòng đồi. Chính vì cấu trúc độc đáo và vô cùng hoàn hảo này mà dù trời khô hạn, giếng vẫn luôn có nước, rất thích hợp với các công trình ruộng bậc thang.
Địa chỉ Giếng cổ Gio An:
Hướng Hóa là nơi có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo thông thương với Lào. Vùng núi này gắn liền với rất nhiều di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Trị như : cứ điểm Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, làng Vây, nhà tù Lao Bảo...
Bên cạnh những dấu tích lịch sử còn in dấu, nơi đây còn là một điểm đến lý tưởng cho du khách ưa khám phá bởi có nhiều thắng cảnh ngoạn mục. Trong đó phải kể đến một hang động tuyệt đẹp vừa được khám phá gần đây (2012). Hang động này có tên là Brai, nằm ở dãy núi thuộc thôn A Soc, xã Hướng Lập. Do chưa có bàn tay con người khai thác nên vẻ hoang sơ nơi này gần như còn giữ được nguyên vẹn. Hang rất cao và rộng lại có vô số khối nhũ thạch với nhiều màu sắc vàng, trắng mang những hình thù khác nhau. Càng vào sâu bên trong hang lại càng phát hiện thêm rất nhiều khối nhũ đá lớn và kỳ vỹ. Hiện, hang chỉ được khám phá đến khoảng 500m và tiếp tục được khai thác để trở thành điểm du lịch hấp dẫn của cả vùng.
Địa chỉ Hang động Brai:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1966), Khe Sanh đã trở thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ “bất khả xâm phạm” đường 9. Với lợi thế bốn bề điệp trùng núi đồi, Khe Sanh cùng Tà Cơn, làng Vây đã trở thành ba "mắt thần" của hàng rào điện tử McNamara. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều trận đánh ác liệt như trận đánh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Hiện nay, tại cụm căn cứ Tà Cơn, bạn có thể tìm thấy rất nhiều hiện vật và di tích còn lại từ những trận đánh này như sân bay dã chiến, hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng…
Địa chỉ Khu căn cứ quân sự Khe Sanh:
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nghĩa trang quốc gia lớn nhất trong cả nước với tổng diện tích 106ha, trong đó 46ha dùng làm nơi đặt 10.327 ngôi mộ liệt sĩ, những người đã từng xây dựng, chiến đấu và bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Toàn khu mộ được chia làm 5 phần. Phần trung tâm là vùng đồi cao 32,4m nơi có đài tưởng niệm cao vút bằng đá trắng rỗng ruột và khuyết ba mặt. Bốn khu còn lại là nơi đặt mộ liệt sĩ được xếp trật tự theo các tỉnh, thành. Giữa mỗi khu đều sắp bày các tiểu cảnh gợi nhớ về quê hương mỗi miền. Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 20.000 lượt người thăm viếng.
Địa chỉ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn:
Từ khi đất nước bị chia cắt làm hai nửa theo Hiệp định Geneve 1954, con sông Bến Hải cùng vĩ tuyến 17 đã trở thành những địa danh đi vào lịch sử như một chứng tích cho chiến thắng vinh quang trải bao gian khó của dân tộc Việt Nam. Cây cầu Hiền Lương bắt qua sông Bến Hải lúc bấy giờ cũng vì thế mà bị ngăn đôi. Sau khi đất nước thống nhất (1975), giới tuyến quân sự tạm thời ấy cũng bị xóa bỏ và thay vào đó là hình ảnh một chiếc cầu nối dài được xây mới trên nền tuyến cầu xưa. Ngày nay, đặt chân đến Bến Hải, đi trên cầu Hiền Lương là cách để mỗi người dân Việt tiếp thêm niềm tự hào dân tộc.
Địa chỉ Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương:
Sông Thạch Hãn đã từng được chọn là một trong 9 thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước. Ở giữa nguồn chảy của sông có một mạch đá ngầm chắn ngang nên tên gọi Thạch Hãn cũng ra đời từ đó. Thuở xa xưa, con sông này đã là huyết mạch đường thủy quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Đặc biệt, con hào thiên tạo hình thành ở phía Bắc thành cổ đã từng là vị trí quân sự chiến lược cho nhiều trận đánh xưa. Mùa hè năm 1972, con sông Thạch Hãn, lối duy nhất lên chiến khu Ba Lòng đã trở thành nơi ghi dấu những chiến công vô cùng hiển hách của các chiến sĩ năm xưa khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt giữ chiến khu.
Ngày nay, ở phía Bắc sông Thạch Hãn đã mọc lên tượng đại trung đội Mai Quốc Ca kiêu hùng với biểu tượng 19 giọt máu gắn vào nhau làm thành biểu tượng của một trung đội quả cảm. Hàng năm, cứ vào ngày đất nước thống nhất, nhân dân trong vùng lại tổ chức thả hoa đèn trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ những chiến sĩ anh hùng đã tắm máu mình vào từng cành cây, ngọn cỏ nơi đây.
Địa chỉ Sông Thạch Hãn:
Ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị có một vùng đất xinh đẹp nằm ẩn mình trong những khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ đất chất trữ tình đó chính là vùng Đakrông. Nơi đây có con sông Đakrông hiền hòa gắn liền với những bản sử thi thấm đẫm chất nhân văn. Chiếc cầu Đakrông bắt ngang con sông duyên dáng in bóng nước mây trời như càng tô sắc thêm cho cảnh đẹp nơi đây.
Trong vùng còn có cả mỏ nước khoáng tự nhiên rất quý giá, là điểm đến của nhiều du khách phương xa. Ngoài ra, Đakrông còn là một điểm nút quan trọng trên tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ số 9, con đường xuyên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn.
Địa chỉ Thắng cảnh Đakrông:
Thành cổ Quảng Trị có từ năm 1824 (năm thứ 4 đời vua Minh Mạng). Cùng với nhiều nơi trên khắp chiến trường Quảng Trị, nơi đây đã hứng chịu hàng tấn bom oanh tạc từ quân đội Mỹ vào chiến dịch năm 1972. Chiến thắng của quân Giải phóng Việt Nam tại đây trong suốt 81 ngày đêm đã tạo bước đà thắng lợi cho cuộc đàm phán của ta tại Hội nghị Pari. Hiện nay, Thành cổ Quảng Trị còn lại trên chu vi gần 2km, tường thành cao khoảng 4m và dày từ 1-2m. Bốn phía thành đều có các cổng và bên ngoài chân tường bao quanh bởi đường hào rộng khoảng 18m.
Địa chỉ Thành cổ Quảng Trị:
Thánh địa La Vang từ lâu đã là điểm hành hương nổi tiếng trong cả nước đối với nhiều tín đồ Công giáo và cả ngoài Công Giáo trong cũng như ngoài nước. Vào năm 1798, đây là nơi Đức Mẹ hiển linh với trang phục mang đặc điểm của cả ba vùng miền: khăn đóng miền Bắc, khăn choàng miền Nam và áo dài miền Trung. Chính vì vậy, khi xây tượng đài Đức Mẹ ở đây, người dân đã lấy tên gọi Đức Mẹ La Vang để ghi nhớ sự kiện trọng đại này. Sau khi được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961, đến nay nơi đây là trở thành trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam công nhận. Ngoài tượng đài Đức Mẹ La Vang, nơi đây còn nhiều công trình phụng vụ khác để phục vụ khách hành hương.
Địa chỉ Thánh địa La Vang: