Chợ Nổi Cái Bè
1 / 5
1 đánh giá
Thông tin
Thành phố:
Vị trí:
Đang cập nhật
Giờ mở cửa:
Đang cập nhật.
Giờ đóng cửa:
Đang cập nhật.
Tham quan:
Đang cập nhật
Bản Đồ:
Chợ nổi là gì Chợ nổi là hình thức trao đổi, buôn bán trên sông nước giữa thuyền này với thuyền kia. Hình thức họp chợ này đã được định hình và phát triển cùng với những thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm trước của vùng miền Tây Nam bộ.
Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều Chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các Chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (Chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ Chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào, có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối TK 17 đầu TK 18. Theo sách sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí, thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
Chợ nổi Cái Bè nằm tại vàm Cái Bè (là nơi tiếp giáp giữa sông sông Cái Bè và sông Tiền), trải dài trên 500m, là nơi trao đổi buôn bán của hơn 400 xuồng ghe mỗi ngày. Việc mua bán diễn ra từ khoảng 4 giờ sáng cho đến 15 giờ hàng ngày, tuy nhiên nhộn nhịp nhất là vào khoảng từ 5 giờ đến 8 giờ sáng, bao gồm mua bán sỉ và lẻ. Một điều đặc biệt thú vị ở Chợ nổi là trên mỗi ghe bán hàng đều có dựng một cây xào tre, mà trên đó có treo một hoặc nhiều món hàng mà người ta muốn bán (treo thứ gì thì bán thứ ấy). Một số dân địa phương mang sản phẩm của họ đến bán sỉ cho dân Thương hồ (thường là trái cây.) sau đó mua lẻ lại những sản phẩm mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày. Một số người khác đến mua sỉ từ dân Thương hồ, và mang về bán lẻ trong các làng quê hẻo lánh.