Động Đá Bạc
1 / 5
1 đánh giá
Thông tin
Thành phố:
Vị trí:
Đang cập nhật
Giờ mở cửa:
Đang cập nhật.
Giờ đóng cửa:
Đang cập nhật.
Tham quan:
Đang cập nhật
Bản Đồ:
Động Đá Bạc thuộc xóm Đá Bạc xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Cách thị trấn Lương Sơn 10km và cách Hòa Bình gần 50km. Từ Hà Nội đi theo hướng lên Hòa Bình, đến bưu điện Lương Sơn thì rẽ trái theo đường liên xã qua cầu Treo -> xóm Cời -> xóm Nàng Hang xã Cư Yên -> xóm nước lạnh -> xóm Gò Mè (xã Liên Sơn) là tới được động.
Động Đá Bạc còn có tên gọi khác là động Tiên, nằm trong lòng núi Pai Dáy (hay còn gọi là núi Hang Beo). Đầu năm 1990, một số ngời dân địa phương xóm Đá Bạc đi lấy củi tình cờ đã phát hiện ra di tích động. Cửa động hướng Đông Nam, rộng chừng 1m, cao 2m. Động có chiều dài 65m, chiều rộng từ 4 đến 22m, vòm cao từ 1,5 đến 15m.
Bước vào cửa động, du khách như bị choáng ngợp trước một rừng thạch nhũ rủ xuống từng chùm, từng khối trắng bạc, lơ lửng tựa như những chùm hoa đang hé nở, lại như chiếc đèn mầu trang trí trong những ngày hội, khi có ánh đèn chiếu vào những khối đá bỗng sáng rực lên phản chiếu lại tạo ra những tia xanh, đỏ, tím, vàng óng ánh. Từ đây du khách đi theo con đường lát gạch ở bên trong động khoảng 6m ngước nhìn lên thấy một khoảng trống đó là lối lên Cô Tiên.
Động Cô Tiên ở cao hơn nền động chính gần 2m, leo qua 10 bậc thang, du khách sẽ bắt gặp vòm trần có nhiều nhũ đá rủ xuống, kết thành nhiều dải, uốn lợn mềm mại như bức màn nhung có nhũ buông thẳng, có dải nhũ vươn dài xuống, đầu nhọn chĩa ra nhiều phía, treo lơ lửng trên vòm trần thật lạ mắt. Nét kỳ diệu ở đây là dưới chân các khối nhũ đá, nước nhỏ xuống theo năm tháng tạo thành hai bể nước thiên tạo xinh xắn. Phía trong bể nước là hệ thống các ruộng bậc thang như được thu nhỏ lại. nhỏ nhắn, bờ của các thửa ruộng bậc thang được đá uốn lợn, đẽo gọt chạm khắc kỳ phu tạo nên những bức trạm nổi thiên nhiên sinh động. Vào mùa mưa, nước từ trong các nhũ đá, từ vòm trần nhỏ xuống các thửa ruộng bậc thang đầy ăm ắp nớc như đang chuẩn bị vào vụ mới.
Đi tiếp vào trong động như thu hẹp lại nhỏ nhắn kín đáo và thanh thoát như buồng ngủ, những dải nhũ đá thanh mảnh, mềm mại buông xuống như tấm ri đô, có dải trông như tấm màn gió. Vào sâu bên trong các khối nhũ đá tạo hình như những chiếc bình hoa cổ màu vàng óng ả, bên ngoài được chạm khắc tinh tế, kỳ phu. Tại đây tạo hoá như xếp đặt các khối nhũ tròn chịa, sù sì như những chùm quả gấc, quả sầu riêng, có khối như những tổ ong treo lơ lửng, có chùm xoè ra như hình quả phật thủ, chùm quả khế. Phía dưới nền hang là hàng chục, hàng trăm cột đá bên những đụn thóc, đụn gạo, núi vàng, cây bạc, sừng sững tiếp giáp những đầu voi, đầu tê giác và hình thác nước tuôn trào, đi qua những đập đá còn in lại dấu vết và hình dáng chảy xiết của thác.
Đi sâu vào chút nữa, dưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ ánh như dát bạc giữa thế giới những hình hài kỳ dị, vừa thật, vừa ảo ta như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp. Ngước nhìn lên trần hang phía tay trái, ta bàng hoàng gặp những hình tượng sống động. Nổi bật là hình nàng Tiên ngả lưng trên vách đá, phía đối diện với cô Tiên, in nổi lên vách đá là hình con rồng với tư thế đang bay lượn trên sóng nước. Với những nhũ đá, măng đá, cột đá, vân đá…động Đá Bạc đã tạo thành một tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá. Với những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ sẽ tạo nên nguồn cảm hứng để sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ và điêu khắc. Cao hơn và rộng hơn là tất cả nhân dân và du khách đến đây chiêm ngỡng vẻ đẹp để thêm yêu núi non đồng ruộng của sứ sở này.
Ban đầu cửa động chỉ là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau khi phát hiện trong lòng động có nhiều nhũ đá đẹp với nhiều dáng hình gây trí tưởng tượng kỳ thú, dân địa phương đã mở rộng cửa để vào động.
Để thuận lợi cho khách tham quan đến thưởng thức cảnh đẹp trong động, những năm gần đây Ban quản lý đã lắp đặt hệ thống điện thắp sáng trong động, sửa sang, lát gạch lối đi lại trong động.