Với 156 km bờ biển và các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, Vĩnh Hậu, đến Bạc Liêu bạn có thể thả mình trong những ngôi nhà trên biển, vừa nhấm nháp hải sản, vừa hít căng lồng ngực những làn gió biển mát rượi. Biển Bạc Liêu không có những bãi cát trắng phau như Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng lại có những bãi bồi xa tít mang đến những đặc sản miền biển tươi rói.
Địa chỉ Biển Bạc Liêu:
Từ thành phố Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển, ở địa phận ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là Nhà máy điện gió mới được hoàn thành đầu năm nay. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến nhà máy khoảng gần 20km, nhưng từ cách xa cả chục cây số, bạn đã có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng khổng lồ in trên nền trời. Đây là điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ khi đến với Bạc Liêu.
Địa chỉ Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu:
Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, được xây dựng cách đây 1 thế kỷ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc đặc trưng của người Khmer Nam bộ với nhiều nét chạm trổ điêu khắc độc đáo. Chùa có khuôn viên rộng rãi, thanh tịnh, là điểm đến tâm linh cho những ai một lòng hướng Phật. Hiện chùa Xiêm Cán được xem là đại diện tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ tại Bạc Liêu.
Địa chỉ Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu:
Khu nhà cổ tọa lạc ở 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy - công tử Bạc Liêu - trú ngụ, nay đã trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ. 5 phòng bình thường có giá 250.000 đồng/đêm, riêng phòng công tử từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có 1 giường đôi, ti vi, máy lạnh, 1 bàn viết, 1 tủ áo và toilet khá rộng kế bên.
Điểm độc đáo duy nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Cô Thúy Vy - nhân viên lễ tân khách sạn - cho biết phòng công tử Bạc Liêu luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Họ muốn được trải qua một đêm thú vị tại nơi mà vị công tử lừng danh từng trú ngụ. Du khách muốn qua đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng.
Địa chỉ Khách sạn công tử Bạc Liêu:
Khu du lịch Quán âm Phật Đài với diện tích 2,5 ha nằm trong Khu du lịch Nhà Mát, có tượng Phật bà cao 11m ( không kể phần bệ tượng), được xây dựng năm 1973; đây là điểm du lịch tâm linh phù hợp dành cho du khách mọi miền đất nước hành hương. Hằng năm, vào ngày 23 - 25 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội “Quán âm Nam Hải” với sự tham gia của phật tử và nhân dân trong ngoài tỉnh đến hành hương và cúng viếng.
Địa chỉ Khu du lịch Quán âm Phật Đài Bạc Liêu:
Miếu cổ Phước Đức hay còn gọi là chùa Bang, tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Miếu được xây dựng năm 1810, là một công trình kiến nghệ thuật độc đáo của người Hoa ở Bạc Liêu. Trước đây miếu được làm bằng lá đơn sơ. Là nơi để thờ các vị thần như: Bổn Đầu Công (ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, ông bà Công Mẫu… trong đó thờ Ông Bổn là chính.
Toàn bộ những kiến trúc của miếu đều có giá trị lịch sử và niên đại trên 100 tuổi. Và miếu cổ Phước Đức đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Địa chỉ Miếu cổ Phước Đức Bạc Liêu:
Đến Bạc Liêu mà không thăm những cách đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng chạy dài tít tắp là chưa biết hết nét đặc thù của xứ muối nổi tiếng này. Muối kết tinh trong ô trắng tinh, lóng lánh phơi mình dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Bạc Liêu có 156 bờ biển được đánh giá là sạch, độ mặn nước biển cao, cho muối tốt, thu hoạch nhanh. Người dân Bạc Liêu ven biển luôn biết tận dụng những gì biển khơi ban tặng cho mình để làm nên những hạt muối đậm đà cho bữa ăn thêm ngon miệng. Nghề muối ở Bạc Liêu đã có từ lâu đời.
Bạc Liêu là nơi cung cấp một số lượng muối khá lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có nhìn thấy sự lao động cật lực, lam lũ của người làm muối mới biết để có hạt muối trắng ngần ấy, diêm dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức; mới cảm thấy quý trọng hạt muối, cái tình cái nghĩa của người làm ra hạt muối.
Địa chỉ Tham quan khu làm muối Bạc Liêu:
Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 sau Công Nguyên. Là nơi để thờ một vị vua của Khmer có tên là Yacovar – Man. Đây là một trong những ngôi tháp cổ nhất hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn bộ kiến trúc của tháp mô phỏng theo kiến trúc đền Ăngkor của người Khmer ngày xưa. Chân tháp hình chữ nhật, gồm hai cạnh, cạnh 15,6cm, cạnh 2 dài 6,9cm, cao 8,9cm được xây bằng gạch kín. Tháp có tường dày, nóc cao uốn hình mái vòm với 1 cửa chính. Bên trong tháp có tượng nữ thần Braham được làm bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng và nhiều tượng thờ khác.
Nơi đây không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách mà còn là nơi để các nhà khảo cổ tìm đến nghiên cứu, sưu tầm di chỉ cổ của nền văn hóa Óc Eo của người Khmer thời xa xưa. Để tham quan đền cổ Vĩnh Hưng du khách di chuyển theo Quốc lộ 1 A, hướng Bạc Liêu đi Cà Mau.
Địa chỉ Tháp cổ Vĩnh Hưng Bạc Liêu:
Thật ít nơi nào trên thế giới lại có một sân chim tự nhiên và hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm đô thị có 3 km như ở Bạc Liêu. Với diện tích 160 ha, Sân chim Bạc Liêu hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen, diệc Sumatra... Sân chim Bạc Liêu nằm trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh (Sân Chim - Vườn nhãn - Chùa Xiêm Cáng - Biển).
Ngoài ra, còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long. Hệ thống Sân chim, Vườn chim Bạc Liêu đã và đang là những điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.
Địa chỉ Vườn chim Bạc Liêu:
Từ thành phố Bạc Liêu, men theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu về hướng Nam khoảng 6km, bạn sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông. Ai cũng biết miền Tây Nam Bộ là vùng đất của vườn cây ăn trái và đây là vườn nhãn đặc biệt nhất đồng bằng sông Cửu Long, được gọi với cái tên Vườn nhãn cổ trăm tuổi. Bước vào vườn, bạn được hái những chùm nhãn thơm ngon và thưởng thức bữa ăn vườn dân dã. Giữa gió mát hiu hiu, ngồi trong vườn ăn món đặc sản, bạn lại còn được nghe những giai điệu đờn ca tài tử có một không hai.
Địa chỉ Vườn nhãn cổ Bạc Liêu: