Chợ Đà Lạt nằm trọn vẹn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách Hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ, cách chợ Âm Phủ chưa đầy một phút đi bộ, chợ Đà Lạt được cho là trái tim của thành phố Đà Lạt, chợ Đà Lạt là nơi mua bạn diễn ra tấp nập hàng hàng, ngoài mua bán chợ còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt thu hút rất nhiều du khách đến đi tham quan và mua sắm. Vì chợ nằm được bao bọc bởi khung đường Nguyễn Thị Minh Khai nên rất dễ tìm.
Chợ Đà Lạt cung cấp tất cả các loại hàng hóa, đặc biệt là các loại đặc sản Đà Lạt phải kể đến như:
Các loại rau tươi, rau sạch: bắp cải, súp lơ, su hào,…
Các loại bông, hoa đặc trưng của xứ sở Đà Lạt: hoa hồng, cúc, lay ơn, đồng tiền, ly,…
Các loại mức nổi tiếng Đà Lạt như: mứt dâu, hồng sấy, mứt hoa hồng, khoai lang dẻo,..
Những khu bán đồ len – trang phục đặc trưng của xứ lạnh Đà Lạt.
Chợ Đà Lạt hiện được đánh giá là Trung tâm thương mại lớn nhất Tây Nguyên. Đến du lịch Đà Lạt và ghé thăm chợ du khách không chỉ thoái mái mua sắm những đồ lưu niệm, thưởng thức những món ăn đặc của xứ sở sương mù mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những công trình kiến trúc đặc sắc nhất của thành phố Đà Lạt.
Địa chỉ Chợ Đà Lạt:
Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.
Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990. Khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.
Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.
Địa chỉ Chùa Linh Phước (Chùa ve chai):
Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết - chàng Klang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.
Địa chỉ Đỉnh LangBian:
Ga Đà Lạt sở hữu hàng loạt kỷ lục như nhà ga cao nhất Việt Nam do tọa lạc ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển; đẹp nhất với kiến trúc độc đáo nhất xứ Đông Dương. Ga Đà Lạt cùng với ga Hải Phòng là nhà ga cổ nhất Việt Nam và có đầu tàu duy nhất chạy bằng hơi nước.
Nhà ga dài 66 m, rộng 11,5 m, cao 11 m. Mặt đứng nhà ga tượng trưng cho mùa hè, chiếc đồng hồ đặt trên đỉnh mặt tiền nhà ga nhắc du khách nhớ lại thời gian mà vị bác sĩ mang tâm hồn lãng tử Yersin đặt bước chân đầu tiên chinh phục cao nguyên LangBiang: 15h30 ngày 21/6/1936.
Ga Đà Lạt hiện nay là địa chỉ lý tưởng để chụp hình cưới của các đôi uyên ương. Các đôi muốn ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng bên cạnh đoàn tàu cổ kính, in dấu màu thời gian. Các bạn trẻ cũng từ khắp nơi tìm đến ga Đà Lạt tham quan và đem về những bức ảnh đẹp.
Địa chỉ Ga xe lửa Đà Lạt:
Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbian. Cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.
Hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 20 triệu khối nước, ngoài việc cung cấp nguồn nước trong lành cho thành phố Đà Lạt, còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ankroet với công suất năm đạt 15 triệu kw/h. Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng với sự kiểm nghiệm thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng xác nhận nước đầu nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết. Nó được hoàn thành vào năm 1984 với công suất 18.000m3/giây.
Địa chỉ Hồ Suối Vàng:
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây.
Tham quan hồ Than Thở, khách du lịch Đà Lạt sẽ được dạo bước trên những bãi cỏ xanh, ngắm nhìn hàng thông in bóng xuống mặt hồ. Hay du khách cũng có thể tham gia dịch vụ cưỡi ngựa vòng quanh hồ để tìm cảm hứng của dân du mục
Địa chỉ Hồ Than Thở:
Khu vực hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km về phía nam, ngay bên dưới Thiền Viện Trúc Lâm có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,…) đa dạng, quyến rũ và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn, hứa hẹn trở thành khu du lịch Đà lạt có quy mô lớn với nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: tham quan thắng cảnh, cắm trại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá, thăm căn cứ cách mạng, lễ hội - tín ngưỡng, vui chơi giải trí, thể thao,… đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái.
Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi, lấp lánh ánh thủy tinh. Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Ðà Lạt.
Địa chỉ Hồ Tuyền Lâm:
"Khu nhà nghỉ Đồi Mộng Mơ Đà Lạt dành cho những ai muốn dừng chân lưu trú và tận hưởng không khí của thiên nhiên yên bình, thoáng đãng. Với tầm nhìn ra đỉnh núi Langbiang xa xa hùng vĩ hoà quyện cùng âm thanh của ngàn thông reo vi vu, chắc chắn sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên. Khu bungalow dọc sườn đồi với kiến trúc hiện đại bao gồm 15 căn biệt lập được trang bị đầy đủ tiện nghi ấm cúng, trong đó mỗi căn nhà mang tên một loài hoa rất được ưa chuộng tại Đà Lạt như: Dạ Yến Thảo, Phong Lữ Thảo, Pansse, Thiết Mộc Lan, Thu Hải Đường... Tất cả tọa lạc trên những triền đồi thoai thoải, bao bọc là những hàng thông sẽ làm cho quý khách có một cảm giác thật lãng mạn, hấp dẫn. Đặc biệt hơn nữa, khi nghỉ ngơi tại đây quý khách có thể ngắm cảnh sương mù Đà Lạt vào buổi sáng sớm qua khung cửa sổ rất lãng mạn.
- Vé tham quan cổng chính người lớn 30.000 VNĐ, trẻ em 15.000 VNĐ.
- Phòng nghĩ 1 gường đôi 2 người 380.000 VNĐ, phòng 2 giường đơn 2 người 380.000 VNĐ. Phòng 1 giường đơn , 1 giường đôi 2 hoặc 3 khách 500.000 VNĐ.
- Biệt thự Hoa Hồng 2.000.000 VNĐ dành cho 2 đến 4 người.
- Nhà hàng ăn sáng 30.000 VNĐ. Thực đơn theo menu giá từ 60.000 trở lên. Ăn buffer khách đoàn 200.000 VNĐ.
Địa chỉ Khu du lịch Đồi Mộng Mơ:
Làng Cù Lần hiện đang giới thiệu đến du khách hai gói dịch vụ nghỉ dưỡng hấp dẫn: ở trọ giữa rừng hoa trong các khu nhà gỗ giữa rừng và ở trọ giữa rừng hoang khi cắm trại qua đêm giữa rừng vắng.
Làng Cù Lần – khu du lịch chủ yếu hướng du khách đến những hoạt động ngoài trời, thư giãn hòa mình vào thiên nhiên núi rừng như đạp xe địa hình, thả diều, cưỡi ngựa, săn gà rừng, bắt cá suối, các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống…là nơi tuyệt vời để tổ chức các hoạt động teambuilding.
Buổi tối tại Làng Cù Lần, quanh bếp lửa bập bùng, bạn cùng thưởng thức chóe rượu cần và hòa nhịp vào những vũ khúc tưng bừng của cồng chiêng bản địa Tây Nguyên.
Trước khi rời khỏi Khu Du lịch Làng Cù Lần, du khách có thể tham quan phòng tranh với diện tích 300m2 của các họa sĩ trong nước với hơn 100 bức tranh sơn dầu, sơn mài, bột màu… thể hiện tính biểu cảm, tính thẩm mỹ qua từng hình ảnh con người, sự vật.
Vé tham quan: 30.000 đồng cho người lớn và 20.000 đồng cho trẻ dưới 10 tuổi.
Dịch vụ đốt lửa trại: 60.000 đồng
Tour xe địa hình khám phá Cù Lần băng suối, vượt rừng, tham quan, quay phim, chụp hình, tham quan khu vực bảo tồn: 75.000 đồng một người.
Địa chỉ Làng Cù Lần:
Trải dài hơn 1.200m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo mới ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành.
Đường hầm đất sét có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm điêu khắc, Đường hầm đất đỏ, Làng đất sét... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nơi đây cũng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của du khách để tìm đến khám phá. Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt.
Giá vé: 50.000 vnđ / người
Địa chỉ Làng Đất Sét:
"Biệt thự Hằng Nga" hay "Ngôi nhà quái dị" đã trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn của Đà Lạt trong suốt một thập kỷ vừa qua. Công trình do nữ kiến trúc sư người Việt Nam- Đặng Việt Nga thiết kế nên ban đầu được đặt tên là "Biệt thự Hằng Nga", nhưng sau này đổi tên thành "Crazy House" hay "Ngôi nhà quái dị".
Biệt thự Hằng Nga bao gồm khách sạn Hốc Cây và lâu đài Mạng Nhện, đó là hai thân cây cổ thụ làm bằng bê tông, trong đó có những gian phòng mang tên hang của các loài vật như Kangaroo, Hổ, Gấu, Trĩ, Khỉ... và để lên được những "cái hang" này, du khách phải đi qua một cầu thang bao vòng quanh thân cây.
Có lẽ đẹp nhất là phòng “quả bầu”. Phòng “quả bầu” cũng chính là phòng cao nhất của biệt thự Hằng Nga và là phòng được khách du lịch quốc tế rất thích. Vì ở trong này có thể đốt củi trong bụng quả bầu, giữ ấm suốt đêm để ngủ mà không cần đắp chăn. Các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ tiện nghi cần thiết của một khách sạn sang trọng.
Công trình "Ngôi nhà kỳ dị" cùng với 9 công trình khác trên thế giới được lọt vào Top 10 công trình kỳ dị nhất do tạp chí Peoples Daily bình chọn năm 2009.
Địa chỉ Lâu đài Mạng Nhện (Crazy House):
Nằm sâu trong rừng Đạ Nghịt, Lạc Dương, Ma Rừng Lữ Quán là một khu đất trồng trọt của chủ doanh nghiệp khách sạn Bích Đào, nhưng do chủ nhân có tâm hồn lãng mạn, yêu cái đẹp, nên cải tạo thành một khu sân vườn với nhà gỗ, ao cá, hoa dại rất thú vị. Từ đó, đây là địa điểm chỉ dành riêng cho dân phượt, vì sự thử thách cao trong cung đường. Mặt khác, chắc chẳng có xe du lịch nào có thể vào đây, ngoại trừ SUV offroad hoặc xe máy số (tay ga chắc cũng chào thua).
Du khách đến đến sẽ rất ngạc nhiên khi ở chốn “thâm sơn cùng cốc” này lại tồn tại một cơ sở tuyệt đẹp như Ma Rừng Lữ Quán. Nơi đây sẽ là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời với khung cảnh sinh thái rất hữu tình, kết hợp với khí hậu trong lành của thành phố Đà Lạt. Rất tuyệt vời cho những ai muốn nghỉ dưỡng khi du lịch Đà Lạt.
Cơm phần ở đây rất ngon, giá là 100.000 vnđ/người có luôn đặc sản Đà Lạt từ rau rừng đến thịt rừng. Nếu muốn tổ chức tiệc BBQ giữa rừng, cô chú cũng sẽ làm cho với giá là 150.000 vnđ/người. Ăn sáng ở đây là buffet với giá 50.000 vnđ/người.
Địa chỉ Ma Rừng Lữ Quán:
Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ lớn nhất thành phố Đà Lạt một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt do người Pháp để lại.
Nhà thờ Con Gà được xây theo kiến trúc Roman mang phong cách Châu Âu, với tổng thể có hình chữ thập dài 65m, rộng 14m, và điểm cao nhất là tháp chuông cao 47m. để trang trí cho không gian nhà thờ có những điểm nhấn, các kiến trúc sư đã cho lắp đặt trên tường 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ, những tấm kính đó vừa có tác dụng chiếu sáng cho nội thất thánh đường, vừa có tính trang trí thẩm mỹ độc đáo, lạ mắt.
Trên ngọn thánh giá cao nhất của nhà thờ được gắn tượng một Chú gà trống bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt tạo nên điểm nhấn khó quên cho nhà thờ. Và cái tên Con Gà cũng xuất phát từ đó. Tượng dài 0.66m, cao 0.58m được đặt trên một trục quay bằng bạc đạn, có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như cột thu lôi bảo vệ cho công trình nhà thờ luôn vững chắc trước thiên nhiên qua năm tháng.
Địa chỉ Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Con Gà):
Thác Bobla thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt hơn 50km và cách thị xã Bảo Lộc 25km. Nằm cách quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng, thác đọc theo tiếng K’ho là Pố Pla (nghĩa là đầu ngà voi).Thác Bobla nằm trên suối Đa Rê-am (Da Réam), rộng hơn 20m và cao khoảng 55m. Dòng nước trắng xoá đổ xuống vực sâu nổi bật trên nền xanh thẳm của rừng núi chập chùng và vườn trà, cà phê.
Thác là điểm nhấn nên khu du lịch Đà Lạt chỉ có các trò như leo thác, khám phá rừng, câu cá, thích hợp cho những người thích phiêu lưu, mạo hiểm. Du khách thể đến đây bằng xe máy, bắt xe đò tuyến TP HCM – Đà Lạt với mức giá từ 100.000 – 130.000 đồng/người, hoặc tham gia tour với mức giá từ 1triệu đồng/người.
Địa chỉ Thác Bobla:
Thác Cam ly không ồn ào, hung dữ. Dòng nước chảy nhẹ nhàng, êm ái qua thác ghềnh đá hoa cương tựa như mái tóc buông xỏa của một thiếu nữ. Một chiếc cầu bắc ngang dòng suối để du khách đi từ bên này sang bên kia suối, chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dòng thác và khung cảnh xung quanh. Những nhà dù lợp tranh trông hoang dã để du khách nghỉ chân và ngắm những hạt nước bắn tung tóe, lấp lánh như những hạt pha lê dưới ánh mặt trời. Du khách có thể cưỡi ngựa, chụp hình, dạo cảnh vòng quanh thác.
Năm 1998, thác Cam Ly đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Địa chỉ Thác Cam Ly:
Với phương châm tôn trọng và giữ gìn thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Trong những năm qua, Công ty Cp du lịch Đamb’ri đã tập trung đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; Đồng thời đầu tư một số dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại, mới lạ hấp dẫn; Xây dựng và mở rộng khách sạn – nhà hàng Damb’ri đạt tiêu chuẩn 2 sao phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách;
Ngoài ra đến với khu du lịch Đamb’ri, du khách còn được tham quan:
- Rừng nguyên sinh Damb’ri bao gồm hàng trăm loài thực vật đặc thù của vùng nhiệt đới với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, to đến 3 – 4 người ôm không xuể.
- Thác nước Damb’ri là thác chính nằm ngay trung tâm Khu du lịch với chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng, và các thác phụ như: Thác Dasara (Đạ Sa – ra), Thác Daton (Đạ Tồn)…
- Khu hang động cây hóa thạch nằm dưới tầng ba của thác Damb’ri, Khu Vườn Thú – Đảo Khỉ, hay Đồi Cù – Đồi Sim rộng 150ha và thăm làng dân tộc người Mạ “Một thoáng Tây Nguyên”
Vé vào cổng là 50.000 vnđ cho người lớn và trẻ em là 30.000 vnđ.
Các phương tiện như: cưỡi voi, xe điện, thang máy. Đặc biệt là hệ thống máng trượt dài nhất Đông Nam Á (1.650km).
Địa chỉ Thác Damb'ri:
Hệ thống thác Datanla ngoài thác chính dành cho khách tham quan còn có nhiều thác khác rất hùng vĩ. Thời gian gần đây, Khu du lịch Datanla thường phối hợp tổ chức các trò chơi mạo hiểm dành cho du khách thích phiêu lưu, leo vách đá, băng rừng, đi theo dòng suối Datanla đến cầu Prenn.
Muốn xuống tham quan thác: Du khách có thể đi bộ theo một trong hai con đường dốc quanh co với trên 200 bậc cấp. Hoặc sử dụng hệ thống xe trượt ống (máng trượt).
Nhà hàng Datanla nằm ngay lối cổng đi vào được thiết kế theo kiểu nhà sàn, lợp tranh. Với sức chứa khoảng 150 khách, phục vụ điểm tâm, ăn trưa, ăn chiều, giải khát với khung cảnh đẹp nên thơ, hữu tình và thân thiện. Đặc biệt, thịt heo đặc sản rất được ưa chuộng. Ngoài ra, nhà hàng Datanla còn nhận phục vụ cơm đoàn, tiệc buffet và âm nhạc cồng chiêng tùy theo yêu cầu của khách.
Năm 1998, thác Datanla đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa.
Địa chỉ Thác Datanla:
Thác nước cao khoảng 25m, rộng hơn 10m, dưới chân thác, hơi nước tỏa mù như sương, khí đá ẩm ướt bốc ra lạnh ngắt. Trước mắt du khách là dòng nước trắng xóa từ trên cao đổ xuống một hố sâu rồi theo dòng suối, lách qua những tảng đá lớn chảy vào trong khu rừng nguyên sinh rậm rạp.
Địa chỉ Thác Hang Cọp:
Thác Pongour là thác thuộc huyện Đức Trọng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 50km. Nơi đây là một ngọn thác đẹp nổi tiếng hoang dã nhất và cũng hùng vĩ nhất không chỉ đối với miền Nam Tây Nguyên mà còn xứng đáng so sánh với khu vực Đông Dương, được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Thác”, ngoài ra còn có những tên gọi khác để tôn lên vẻ đẹp tuyệt trần của tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây như “ Thác Thiên Thai”, “ Thác Bảy Tầng”, “ Thác Mẹ”.
Bắt nguồn từ dòng sông Đa Nhim hùng vĩ, đổ xuống vực thẩm tạo nên dòng thác nơi đây bên dưới có những tảng đá lô nhô hoàn quyện với dòng nước tạo nên những dòng nước trắng xóa, bọt tung tóe cả một vùng. Thác Pongour có chiều dài hơn 50m, mặt thác trải rộng hơn 100m nước từ trên cao đổ ào ạt xuống một hồ lớn. Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên dữ dội hơn vang vọng cả một vùng trời.
Khi đến với nơi đây, du khách sẽ có những trãi nghiệm thích thú khi leo lên những bậc thang đá trên cao để ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Phía dưới chân thác, là một thung lũng rộng lớn với những vách đá cao sừng sững, những vách đá đồng thời tạo nên những mặt bằng phẳng để du khách có thể ngồi nghỉ ngơi, và vui chơi.
Địa chỉ Thác Pongour (Nam thiên đệ nhất thác):
Thác Prenn cao 9m, rộng 20m, nằm trên dòng suối Prenn (Da Prenn). Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ (bazan), rơi xuống trải đều như một bức rèm trắng xóa đẹp tựa như mái tóc của nàng tiên.
Du khách đến tham quan thác Prenn thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ bắc phía sau thác, để mặc cho bụi nước bắn tung tóe bám vào người, mang lại một cảm giác sảng khoái đặc biệt – cảm giác của con người hòa mình với thiên nhiên.
Địa chỉ Thác Prenn:
Chùa Linh Ẩn hay Linh Ẩn Tự còn được mệnh danh là Thiền viện Trúc Lâm thứ 2 của Đà Lạt, được bao bọc bởi rừng thông bạt ngàn, xanh biếc. Tọa lạc yên bình trên ngọn đồi cao phía sau là rừng núi, phía trước là Thác Voi ngày đêm tuôn chảy tạo nên một vị thế đắc địa “ tọa sơn ngoạ thủy”.
Du khách đến với Linh Ẩn Tự sẽ không khỏi trầm trồ khen ngợi khi bàn tay của những người thợ nơi này lại có thể tạo nên những bức tượng đẹp mắt và điêu luyên đến thế. Phía trước sân chùa có một tượng đài phật Quan Âm được xây dựng năm 1994, cặp Rồng đúc bằng xi măng rất có hồn và khí chất dẫn du khách tiếp bước vào khu vực Chánh Điện. Ngài Khai Sơn đã chọn một khu đất trống phía trên dòng thác để xây dựng một ngôi Tịnh Thất vào năm 1993. Nhà thờ Tổ (Niệm Phật Đường cũ), và tượng Phật Thích Ca lộ thiên được đặt ở phía sau khu vực Chánh điện được cho khởi công xây dựng vào năm 1994, kế bên là Vườn Lâm Tỳ Ni với nhiều loại hoa đẹp mắt tạo nên không gian thoáng đãng mà vô cùng yên ả nơi đây.
Địa chỉ Thác Voi - Chùa Linh Ẩn:
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng nhìn ra Hồ Tuyền Lâm xanh ngắt tuyệt đẹp. Đây là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt có số lượng khách tới tham quan nhiều nhất.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu hút khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp Phật giáo hài hòa kim cổ và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh. Có thể nói vườn hoa của Thiền Viện là một trong những điểm dừng chân yêu thích khi du khách đến đây. Ngoài những lúc tham gia các thời khoá sinh hoạt của thiền viện, bạn có thể thư giãn với muôn sắc hoa trong vườn. Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm như sim tím, bông gòn Úc, phù dung…được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về trồng, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Thiền viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử với diện tích lên tới 30ha. Từ thiền viện đi tới trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 km. Hai bên đường vào Thiền Viện được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn.
Trong thiền viện thì được chia ra làm 4 khu vực chính đó là :
- Khu tịnh thất hòa thượng.
- Hòa thượng viện trưởng.
- Khu vực ngoại viện.
- Khu nội viện tăng và nội viện ni.
Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm:
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò
Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi thung lũng sâu và đồi thông quanh năm xanh biếc. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3.
Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.
Địa chỉ Thung lũng tình yêu:
Thung Lũng Vàng Đà Lạt là một khu du lịch nằm trên con đường Ankroet, thuộc Xã Lát, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Du khách đến đây sẽ có được những giây phút thư giãn thật thoải mái khi được hoà vào thiên nhiên và đất trời với những thắng cảnh rất đẹp.
Khu du lịch Thung Lũng Vàng đã tạo nên những điểm nhấn không thể quên trong lòng du khách như: những cây bonsai được sắp đặt một cách độc đáo và nghệ thuật, những khu vườn mang những tên rất hay " Vườn tĩnh lặng", "Suối Đỗ Quyên", " Đại Viên Cảnh",.. một hồ nước rộng lớn trong khuôn viên tạo nên cảm giác thư thái khi dạo bộ qua đây.
Những vẽ đẹp thơ mộng và cũng mang tính chất đầy huyền ảo khơi ngợi sự tò mò của du khách như vườn đá Tứ Linh, khu vui chơi giải trí Thái Cực.
Địa chỉ Thung Lũng Vàng:
Trước khi đổi tên thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt trường còn có tên gọi khác là trường Grand Lycée Yersin. Trường được xây dựng với mục đích phục vụ cho con em người Pháp và con em người Việt giàu có tại Đà Lạt, được người Pháp quyết định xây dựng và thành lập vào năm 1927, được vị kiến trúc sư tài năng và trẻ tuổi người Pháp chỉ đạo xây dựng, ông có tên là Moncet đặt tên trường là Petit Lycée Dalat . Trường đi vào hoạt động được 5 năm đến năm 1932 trường được thay đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng nhớ vị bác vị đã có công tìm thấy Đà Lạt là Alexandre Yersin.
Toàn bộ gạch xây trường đều được người Pháp chuyển từ Châu Âu sang, phần mái lợp ngói đỏ được làm tại nước Pháp. Dãy lớp học được xây theo hình vòng cung rất độc đáo chính vì kiến trúc đó mà trường Cao Đẳng Sư Phạm được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
Hiện tại là ngôi trường thu hút khách du lịch nhất ở Đà Lạt.
Địa chỉ Trường cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt:
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ sưu tầm và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua 2 thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay bảo tàng đang có 9 phòng trưng bày gồm các chuyên mục:
- Các thời kỳ lịch sử.
- Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Làng.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Lào và Đạ Đờn.
- Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm.
- Các nghề truyền thống.
- Các trang phục và sinh hoạt.
- Lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần.
- Các hiện vật về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Địa chỉ Viện Bảo tàng Lâm Đồng:
Với hơn 300 loài hoa được trồng và chăm sóc kỹ càng khoe sắc thắm mỗi ngày, công viên hoa thành phố là một trong những điểm đến được ựa chuộng nhất của tất cả du khách khi đến tham quan thành phố Đà Lạt..
- Vé tham quan cổng chính 20.000 VNĐ.
Địa chỉ Vườn hoa Thành phố Đà Lạt: