Để thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Lào, và đến thăm những cánh đồng cà phê ngút ngàn, hãy dành 1 ngày đến với cao nguyên Bolaven.
Cao nguyên Bolaven nằm ở phía Tây Bắc nước Lào, thuộc tỉnh Champasak. Nơi đây giáp với biên giới ba nước Thái, Campuchia và Việt Nam. Đây là khu vực cung cấp đến 95% sản lượng cà phê của cả nước.
Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi như khí hậu mát mẻ, lượng mưa ổn định, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng và khai thác cà phê. Người làm việc trên cao nguyên cà phê này chủ yếu là người bộ lạc Laven. Ngoài ra, còn có các bộ lạc khác như Katu, Alak.
Cà phê được trồng ở đây phần lớn là cà phê Robusta cực mạnh với sản lượng lên tới 25.000 tấn mỗi năm.
Đến với Cao nguyên Bolaven, bạn đừng quên thưởng thức và nhâm nhi bữa sáng với cà phê và sữa đặc đậm chất truyền thống của người Lào tại những quán cà phê ven đường. Chắc hẳn vẻ đẹp của những đồi cà phê bạt ngàn kết hợp không khí mát se lạnh sẽ khiên tinh thần bạn sảng khoái hơn bao giờ hết.
Địa chỉ Cao nguyên Boloven:
Wat Phabath - Bolikhamxay nằm trên đường giữa Vientiane và Pakxan gần sông Mekong, phong cảnh nơi đây đẹp như bức tranh đầy màu sắc. Trên những bức tường của Wat Phabath có rất nhiều bức tranh đẹp vẽ phong cảnh của dòng sông và cảnh thiên nhiên nơi đây.
Ngôi chùa là một địa điểm hành hương không thể bỏ qua khi bạn đến Lào. Được xem là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng, trong khuôn viên chùa có một ngôi đền lưu giữ dấu chân khổng lồ của Đức Phật (Phabath). Wat Phabath còn có nhiều bức tượng Phật lớn, được đắp bằng đất sét, tạc bằng đá hoặc bằng gỗ. Bên ngoài những bức tượng được sơn một lớp sơn màu vàng, thể hiện sự uy nghiêm nhưng thân thiện của Đức Phật.
Mỗi tượng phật ở đây đều có một rồng thiêng màu xanh quấn quanh, biểu hiện sự tôn nghiêm của Phật. Những người làm nên bức tượng như thế ngụ ý mong muốn rằng Đức Phật luôn che chở cho chúng sinh khỏi những thảm họa của thiên nhiên. Theo quan niệm của người dân nơi đây, Rồng thiêng ở đây là những con rồng nước, những con rồng này che mưa, che nắng, còn Đức phật phù hộ cho mưa thuận gió hòa, tránh những cơn giận giữ của thiên nhiên, của núi rừng và dòng Mekong bao quanh nơi đây.
Người ta tin rằng tất cả những ai đi ngang qua đền thờ nếu dừng lại đây để lễ Phật, nơi bước chân Phật đi qua và lưu lại dấu vết thì cuộc hành trình của bạn sẽ an toàn và tràn đầy sức khoẻ, chuyến đi gặp nhiều điều may mắn.
Địa chỉ Chùa Wat Phabath:
Wat Phou là di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào thuộc tỉnh Champasak, cách sông Mê Kông 6km, cách thủ đô Vientiane 670km về phía Nam. Được bao bọc bởi 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trên sông Mekong mang tên Siphandone. Tại đây còn nhiều dấu tích văn minh cổ với các lâu đài bằng sa thạch, các chùa chiền thờ Phật giáo Nam tông. Người Lào ví sông Mekong qua khu vực này là một vùng biển giàu tiềm năng với 9 ngọn núi bao quanh phố cổ.
Quần thể này có một ngôi đền từ thế kỷ 5 nhưng các cấu trúc còn sót lại thì có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Ngôi đền có kết cấu độc đáo dẫn đến một điện thờ, nơi có một linga tắm trong nước từ một dòng suối trên núi chảy xuống. Địa điểm này sau này trở thành một trung tâm thờ cúng của Thượng tọa bộ mà ngày nay vẫn còn lại.
Wat Phou nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao (Núi Voi). Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
Theo truyền thuyết và lịch sử Lào đây là đền thờ Thần Badhecvara, được xây dựng từ thế kỷ thứ V và thứ VII. Nơi đây còn có thành Crethapura, kinh đô đầu tiên của vương quốc Chân Lạp. Đến khi Phật giáo trở thành Quốc giáo của đất nước Triệu Voi thì Wat Phou được trùng tu, biến đổi thành một ngôi chùa thờ Phật.
Ngày nay lễ Wat Phou là lễ hội Phật giáo của cả vùng Nam Lào, một trong những lễ hội lớn nhất ở Lào, được tổ chức liên tục trong 3 ngày vào dịp rằm tháng 3 âm lịch. Người dân khắp nước cũng như tỉnh láng giềng vùng đông bắc Thái Lan nô nức hành hương về đây. Có các hội đua thuyền, đua voi, chọi trâu, biểu diễn vũ nhạc và bắn pháo hoa. Các nghi lễ Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng vật linh đồng thời được tổ chức trước Hồ Noòng Viêng (hồ nước của kinh thành)
Nhìn vào kiến trúc ngôi đền với những khối đá lớn, gọt đẽo, chạm khắc hoa văn, những tượng Phật, thần linh được lắp ghép lại để tạo thành một quần thể kiến trúc to lớn nhưng hài hòa, vững chãi trên triền núi cao... mới thấy người xưa đã đổ biết bao công sức, trí tuệ, của cải mới tạo dựng được một Wat Phou kỳ vĩ như thế này.
Mặc cho sự tàn phá nghiệt ngã của thời gian với khí hậu khắc nghiệt, Wat Phou hơn nghìn năm lịch sử vẫn là điểm đến hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của công trình kiến trúc độc đáo; vùng đất thiêng mang đầy yếu tố tâm linh gắn liền với khát vọng cuộc sống bình yên của con người.
Wat Phou đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2001.
Địa chỉ Di sản văn hóa thế giới Wat Phou: